(Tổ Quốc) - PGS.TS Nguyễn Viết Thông, Tổng thư ký kiêm Ủy viên thường trực Hội đồng Lý luận TƯ đã chia sẻ như vậy về công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội khóa 13.
- 02.02.2020 Quy định mới nhất về Tiêu chuẩn để trở thành Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội
- 31.01.2020 Tổng Bí thư, Chủ tịch nước chủ trì họp Ban Bí thư xem xét về công tác cán bộ; đánh giá kết quả tổ chức Tết năm 2020
- 26.01.2020 Thiếu tướng Lê Văn Cương: “Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng là người góp phần tạo nên lịch sử của Đảng ta”
- 27.09.2019 Nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước góp ý vào dự thảo báo cáo trình Đại hội 13
- 06.09.2019 Hình ảnh Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc họp Tiểu ban Văn kiện Đại hội 13
Trả lời câu hỏi của tờ VietNamNet, với việc kỷ luật một loạt cán bộ lãnh đạo cấp cao như vừa rồi, liệu có ảnh hưởng đến nguồn nhân sự chuẩn bị cho khóa tới và Đảng có tính đến phương án dự phòng để tránh tình trạng “khủng hoảng” nhân sự? PGS.TS Nguyễn Viết Thông cho hay, điều này không lo bởi trong quy định hiện nay, 1 chức danh bao giờ cũng quy hoạch 3 người và 1 người quy hoạch cho 3 vị trí. Ở các cấp cũng thế.
"Đến giờ phút này, Ban chấp hành Trung ương (BCH TƯ) cả dự khuyết là gần 200 người. Hôm nay chưa bàn về độ tuổi cụ thể của BCH TƯ nhưng chắc cũng như các khóa trước, số quá tuổi phải nghỉ hưu, Bộ Chính trị quá tuổi phải nghỉ hưu, nhưng số còn lại cũng không phải ít. TƯ số còn lại trên 50%, Bộ Chính trị gần 50%, Ban Bí thư 100% còn tuổi. Để thấy rằng ở cấp cao nhất, theo độ tuổi, số còn tuổi cũng còn tỷ lệ rất cao"- PGS.TS Nguyễn Viết Thông nêu.
Theo như nhân sự quy hoạch mới đã duyệt được 184 người và còn mở rộng tiếp là phải trên 200. Chưa kể số TƯ khóa cũ còn lại khoảng 100 thì còn trên 300.
Trả lời câu hỏi về vấn đề trong các văn bản chuẩn bị nhân sự đại hội khóa 13 cũng như trong các phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nhiều lần nhấn mạnh đến việc phải chọn được những cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu. Nhưng thực tế cho thấy người hay va chạm lại khó được lòng và thường ít phiếu?, PGS.TS Nguyễn Viết Thông cho bình luận: "xã hội bây giờ khác rồi, trình độ dân trí cao, trình độ cán bộ cao nên người ta giới thiệu ai thì cũng không phải chỉ "ngậm miệng ăn tiền" đâu. Bây giờ người ta không giới thiệu những người "đi nhẹ, nói khẽ cười duyên" đâu. Không còn thời của những người như thế mà cần những người hành động, những người dám làm, dám chịu chứ không phải bầu những người hiền lành, dễ bảo, dễ sai khiến để lên lãnh đạo".
Trước đó, Tổng thư ký Hội đồng Lý luận TƯ cho hay, các đại hội gần đây đã chỉ ra khuyết điểm, mới nhất là nghị quyết TƯ 7 khóa 12 về xây dựng đội ngũ cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực, ngang tầm nhiệm vụ, chỉ rõ những ưu điểm của công tác cán bộ.
Đồng thời cũng thẳng thắn chỉ rõ khuyết điểm của đội ngũ cán bộ, công tác cán bộ, trong đó nhấn mạnh tình trạng bổ nhiệm người nhà, họ hàng, cánh hẩu ở một số nơi gây bức xúc xã hội.
Nhiệm kỳ này mới được 4 năm sau ĐH mà chúng ta đã kỷ luật rất nhiều cán bộ, đảng viên, trong đó có hơn 90 cán bộ cao cấp thuộc diện TƯ quản lý, đủ để thấy rằng công tác cán bộ của chúng ta có vấn đề. Chẳng hạn như vụ án Phan Văn Anh Vũ liên quan đến 2 cựu Chủ tịch Đà Nẵng, một DN mà thao túng biết bao cán bộ./.