(Tổ Quốc) - Nhiếp ảnh gia phóng sự Michael Christopher Brown đã gặp nhiều phản kháng khi sử dụng AI mang tên Midjourney để tạo ảnh, sau đó bán dưới dạng NFT.
- 25.05.2023 Đây là quốc gia có giá bán iPhone 14 đắt nhất thế giới: Trả số tiền gấp đôi ở Việt Nam mới mua được một chiếc
- 25.05.2023 Tại sao Galaxy S23 Ultra lại được gọi là 'Chiếc smartphone xanh'?
- 25.05.2023 Chuỗi đồ ăn nhanh nổi tiếng thử nghiệm chatbot AI thay thế nhân viên phục vụ, yêu cầu cực khắt khe
Thế giới nhiếp ảnh đang thay đổi một cách chóng mặt với sự có mặt của trí tuệ nhân tạo. Mới đây, nhiếp ảnh gia phóng sự của National Geographic và New York Times mang tên Michael Christopher Brown đã tạo ra series ảnh mang tên '90 Dặm' ghi lại các sự kiện lịch sử của Cuba bằng trí tuệ nhân tạo Midjourney. Không những tạo ảnh hoàn toàn bằng trí tuệ nhân tạo, nhiếp ảnh gia này còn đem bán chúng dưới dạng NFT, khiến giới nhiếp ảnh tỏ ra phẫn nộ.
Michael Christopher Brown là nhiếp ảnh gia tài năng, được mọi người biết tới bởi bộ ảnh phóng sự Nội chiến Lybia năm 2011. Là một người có khả năng tạo ra được những hình ảnh đẹp bằng máy ảnh, vậy tại sao anh Brown lại phải nhờ tới AI trong dự án ảnh 90 Dặm mới nhất?
Theo lời ảnh Brown, 90 Dặm được tạo ra để nói về cuộc di dân của người Cuba, với '90 Dặm' là khoảng cách giữa thành phố Havana và Florida - Mỹ. Đây là một sự kiện lịch sử đã diễn ra trong quá khứ, và chỉ có thể 'chụp' lại với sự trợ giúp của AI.
"Những sự kiện lịch sử giờ có thể tái hiện một cách chân thực thông qua AI, mở ra những cách kể chuyện mới. Giờ bất cứ ai cũng có thể tạo ra ảnh của bất cứ thứ gì, ở bất cứ nơi đâu, dù là trong quá khứ, hiện tại và tương lai mà không cần phải sử dụng tới ống kính." - anh Brown chia sẻ.
"Chúng ta vẫn luôn phải cẩn thận khi sử dụng AI để giữ được sự chân thực của nhiếp ảnh, nhưng nó vẫn luôn là một công cụ đem tới nhiều lợi thế. Trong suốt 25 năm, tôi đã tạo ra một danh sách những thứ mà mình muốn chụp nhưng không thể trực tiếp tới đó để thực hiện được. Danh sách này còn dài hơn rất nhiều trong thời điểm 2014 - 2016 khi mà tôi ở Cuba."
Những bức ảnh được tạo ra bởi anh Brown phải nói là có tính nghệ thuật cao, cũng như giống với ảnh chụp thông thường - nếu như chỉ nhìn qua thì cũng ít ai nghĩ rằng chúng được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo. Tuy vậy khi soi thật kỹ, ta có thể thấy một vài chi tiết nhỏ bị sai như mặt người bị đặt lệch chỗ, hay bàn tay thiếu một vài ngón tay. Anh Brown nói rằng doanh thu bán series ảnh này sẽ được trích 10% cho quỹ quyên góp dành cho người tị nạn Cuba.
Thứ đáng sợ nhất của các AI là chúng có thể tạo ra được các bức ảnh rất giống thật. Mặc dù vẫn có những AI chưa hoàn thiện, để lại lỗi trong ảnh để ta nhận biết được, đã có cả các AI đủ tân tiến để lừa được mắt nhìn của tất cả mọi người, thậm chí thắng cả giải thưởng ảnh mà không khiến ai nghi ngờ.
Chúng ta đã được cảnh báo rằng không nên tin vào những thứ đọc và nhìn thấy trên mạng, nhưng điều này còn đúng hơn vào thời điểm hiện tại. Trong một bài viết của mình, cô Dina Litovsky cũng đã giải thích một cách chính xác nhất về vấn đề xung quanh AI tạo ảnh và phản ứng gay gắt của giới nhiếp với anh Brown:
"Giới nhiếp ảnh thường không có phản ứng tiêu cực hướng tới nhau, nên những lời bình luận xấu hướng tới anh Brown làm tôi phải giật mình. AI giống như một 'con ngựa thành Troy', xâm nhập vào giới nhiếp ảnh mà không bất cứ ai chuẩn bị trước để đối phó được."
Nói về quá trình sử dụng AI để tạo series ảnh '90 Dặm', ảnh Brown chia sẻ: "Là nhiếp ảnh gia nhưng không phải lúc nào tôi cũng có thể tiếp cận chủ thể để ghi hình, nên tôi quyết định 'hợp tác' với AI. Tôi tạo ra danh sách những từ khóa để gợi ý cho AI tạo ảnh và tham khảo nhiều nghiên cứu tổng hợp để bổ sung kiến thức của mình về sự kiện."
"Hình ảnh cuối cùng vẫn có lỗi như mặt người bị biến dạng, các chi không giống thật... Nhưng tôi cũng chấp nhận những lỗi này vì đó là giới hạn của công nghệ trí tuệ nhân tạo trong thời điểm hiện tại, và có lẽ cũng là cách 'nhìn' của một AI không hiểu ý tôi."
"Tất nhiên, tôi không được nhìn thấy tận mắt các giai thoại trong lịch sử của Cuba như Maleconazo, thuyền Mariel hay Thời kỳ đặc biệt (Special Period), nhưng tôi muốn hiểu hơn về chúng. Tiềm năng to lớn của AI là khả năng sử dụng hình ảnh để kể chuyện, những câu truyện không thể kể được cho đến tận bây giờ."
Theo Digitalcameraworld