• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Nhiều hoạt động đặc sắc trong Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam” năm 2017

Văn hoá 01/11/2017 14:38

(Tổ Quốc) - Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam” năm 2017 diễn ra tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), từ 18 - 23/11/2017.

Sự kiện do Ban Quản lý Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan thuộc Bộ VHTTDL; Sở VHTTDL các tỉnh, thành phố tổ chức. Khoảng 200 người, trong đó có 80 người là đại diện đồng bào dân tộc thiểu số, người có uy tín, các chức sắc tôn giáo, trí thức, con em của 12 đồng bào đang hoạt động hàng ngày tại Làng: dân tộc Dao (TP. Hà Nội), dân tộc Mường (Hòa Bình), dân tộc Tày (Thái Nguyên), dân tộc Thái (Sơn La), dân tộc Khơ Mú (Điện Biên) dân tộc Mông (Hà Giang), dân tộc Tà Ôi, Cơ Tu (Thừa Thiên Huế), dân tộc Raglai (Ninh Thuận), dân tộc Ê Đê (Đắk Lắk), dân tộc Khmer (Sóc Trăng), dân tộc Chăm Islam (An Giang)...

Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc là hoạt động điểm nhấn của Tháng 11 tại Làng văn hóa, Du lịch các dân tộc Việt Nam

Tuần lễ gồm nhiều hoạt động như: Ngày hội “Đại đoàn kết toàn dân tộc” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam. Đây là hoạt động điểm nhấn, kết hợp Khai mạc sự kiện diễn ra vào 8h30 ngày 18/11/2017.

Tái hiện Văn hóa chợ nổi Cái Răng - Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, trong đó có trình diễn Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại khai mạc vào 9h30 ngày 18/11/2017; Tọa đàm, xúc tiến giới thiệu sản phẩm du lịch Cần Thơ, tại Lầu vọng cảnh Khu các làng dân tộc III khai mạc vào 8h30 ngày 19/11/2017; Hoạt động của các cộng đồng dân tộc hoạt động thường xuyên tại “Làng” và ngày hội giao lưu các dân tộc tại “Làng”; Ngày hội giao lưu văn hóa các dân tộc Tây Nam bộ, tại Làng dân tộc Khmer khai mạc vào 14h30 ngày 18/11/2017.

Hội thảo - Tọa đàm với chủ đề: “Xây dựng và phát triển Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam trong thời kỳ mới” diễn ra vào 14h ngày 19/11/2017 tại Hội trường Nhà Công vụ..

Lễ khánh thành giai đoạn I chùa Pháp Ấn, với Lễ rước tượng Pháp Vân và Lễ an vị tượng Phật tại chùa Pháp Ấn - ngôi chùa thờ Phật theo phái Bắc tông được xây dựng tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, vào 9h30 ngày 23/11/2017.

Nhiều hoạt động đặc sắc sẽ được tổ chức trong tháng 11 tại Làng Văn hóa, Du lịch các dân tộc Việt Nam

Trong suốt thời gian diễn Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam” năm 2017 sẽ liên tục diễn ra các hoạt động giao lưu văn hóa, tái hiện các nghi thức của các dân tộc đang hoạt động tại Làng như: Tái hiện trích đoạn Lễ Ok om bok - Lễ Cúng Trăng của đồng bào dân tộc Khmer, tại Làng dân tộc Khmer vào 14h30 ngày 19/11/2017, Tái hiện Nghi lễ mừng lúa mới của dân tộc Raglai, tại không gian Làng dân tộc Raglai vào 9h ngày 21/11/2017...

Ngoài các hoạt động chào mừng Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản văn hóa Việt Nam” từ 18/11 - 23/11/2017, hoạt động tháng 11 với chủ đề “Đại đoàn kết - Tinh hoa văn hóa các dân tộc Việt Nam” diễn ra từ 01/11 - 30/11/2017 tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), với sự tham gia của các tỉnh Thái Nguyên, Hoà Bình, Hà Giang, Điện Biên, Đắk Lắk, An Giang, Ninh Thuận, Quảng Ngãi, Bình Phước, Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, nhà hát Chèo Việt Nam và các nhóm nghệ nhân đồng bào dân tộc đang hoạt động hàng ngày tại Làng Văn hoá -  Du lịch các dân tộc Việt Nam tổ chức thực hiện. Chương trình với nhiều hoạt động phong phú hấp dẫn như:

Hoạt động cuối tuần: Chương trình biểu diễn nghệ thuật truyền thống của nghệ sĩ, diễn viên Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam biểu diễn; Chương trình biểu diễn nghệ thuật truyền thống của nghệ sĩ, diễn viên Nhà hát Chèo Việt Nam biểu diễn; Hoạt động của đồng bào dân tộc X’tiêng tham gia Ngày hội văn hoá Tây Nguyên với chương trình dân ca dân vũ “Tiếng chày trên Sóc Bom Bo”, đồng thời giới thiệu Lễ hội ẩm thực dân tộc X’tiêng với những món ăn, thức uống “đậm chất núi rừng” nhưng không kém phần “cầu kỳ”;

Hoạt động hàng ngày: Trình diễn các loại hình dân gian truyền thống của dân tộc Thái với múa xòe, nhảy sạp, hát ví, hát dân ca, diễn tấu cồng chiêng của người Mường, hát Then, đàn Tính của người Tày, múa chuông, múa rùa của dân tộc Dao, hát Ay ray, diễn Đinh năm của dân tộc Ê Đê, diễn kịch Rô băm, múa Rom vông, Lâm lêu, Xaravan của người Khmer, đồng thời trải nghiệm nhiều trò chơi dân gian, ẩm thực đặc sắc của đồng bào dân tộc.

Ngoài ra, chương trình du lịch Homestay với tên gọi “Một ngày bản buôn” vẫn tiếp tục chào đón du khách cùng trải nghiệm tại nhà Mường, Tày, Thái tại không gian Khu các làng dân tộc…./.

 

Hoàng Nguyên

NỔI BẬT TRANG CHỦ