Sau mưa lụt, nguồn cung ứng rau xanh tại các địa phương lân cận không đáp ứng đủ nhu cầu cho thị trường Hà Nội; rau củ Trung Quốc xuất hiện và nhanh chóng tiếm ngôi rau nội. Điều quan trọng với các bà nội chợ khi mua rau củ là nhận biết được rau Trung Quốc để cân nhắc có nên mua về dùng hay không?
Sau mưa lụt, nguồn cung ứng rau xanh tại các địa phương lân cận không đáp ứng đủ nhu cầu cho thị trường Hà Nội; rau củ Trung Quốc xuất hiện và nhanh chóng tiếm ngôi rau nội. Điều quan trọng với các bà nội chợ khi mua rau củ là nhận biết được rau Trung Quốc để cân nhắc có nên mua về dùng hay không?
Các loại rau cần lưu ý
Ngay sau khi các phương tiện truyền thông đưa tin về vụ bê bối sữa nhiễm melamine của Trung Quốc, Cơ quan tiêu chuẩn thực phẩm Australia và NewZealand lập tức đưa ra bản khuyến cáo danh mục rau quả nhập khẩu từ Trung Quốc cần cảnh giác bao gồm: Các loại nấm, khoai tây, cà chua và rau diếp. Tuy kết quả kiểm nghiệm không tìm thấy độc tố nhưng cơ quan này cho biết vẫn cần theo dõi thêm các loại rau quả trong danh sách được nêu.
Ủy ban khoa học y tế Thái Lan cũng tiến hành cuộc kiểm nghiệm đối với các loại rau củ nguồn gốc Trung Quốc và phát hiện chất Sodium Hydrosulphite tồn dư trong 5 loại rau được tiêu thụ nhiều nhất gồm: cải xoăn, cải bắp, cải thảo, đỗ đua và cải bắp trắng.
Thời gian qua, lượng rau củ từ Trung Quốc "chảy" về Việt
![]() |
Người sử dụng khi lựa chọn rau quả tươi cần chú ý, hình dáng bên ngoài củ quả. |
Người tiêu dùng sẽ phải sử dụng trực giác
Trước tình trạng không thể kiểm duyệt hết thành phần hoá học và xuất xứ của từng loại rau củ nhập về từ Trung Quốc, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) khuyến cáo, lựa chọn rau quả tươi cần chú ý đến hình dáng bên ngoài: Còn nguyên vẹn, lành lặn, không dập nát, trầy xước, thâm nhũn ở núm cuống. Cảnh giác với loại quá "mập", "phổng phao"; Về màu sắc: Có màu sắc tự nhiên của rau quả, không úa, héo. Chú ý các loại quả xanh và màu sắc bất thường.
Chú ý cảm giác "nhẹ bỗng" của một số rau xanh được phun quá nhiều chất kích thích tăng trưởng và hoá chất bảo vệ thực vật; Nhiều loại quả còn dính hoá chất bảo vệ thực vật trên lá, cuống lá, núm quả, cuống quả... có các vết lấm tấm hoặc vết trắng; Nếu lượng hoá chất bảo vệ thực vật tồn dư nhiều, ngửi thấy mùi hắc, mùi hoá chất bảo vệ thực vật.
(Theo VTC)