• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Nhìn nhận về giải thưởng văn học trên thế giới (1)

09/03/2011 18:19

(Toquoc)- Hoạt động tổng thuật các ý kiến trên thế giới bàn về nguồn gốc, tên gọi, tầm vóc và ý nghĩa của những giải thưởng quen thuộc; các bài viết bàn thảo xung quanh quyết định trao giải Nobel và những giải thưởng mang tính quốc tế khác; giới thiệu những hiệu ứng xã hội và tình hình trao giải thưởng ở một số nước hiện nay… có một vị trí quan trọng đối với sinh hoạt văn chương Việt Nam, được nhiều người đón đợi, theo dõi.

(Toquoc)- Hoạt động tổng thuật các ý kiến trên thế giới bàn về nguồn gốc, tên gọi, tầm vóc và ý nghĩa của những giải thưởng quen thuộc; các bài viết bàn thảo xung quanh quyết định trao giải Nobel và những giải thưởng mang tính quốc tế khác; giới thiệu những hiệu ứng xã hội và tình hình trao giải thưởng ở một số nước hiện nay… có một vị trí quan trọng đối với sinh hoạt văn chương Việt Nam, được nhiều người đón đợi, theo dõi.

Chúng tôi xin điểm lại một số bài viết tiêu biểu trên tờ Văn nghệ của Hội Nhà văn Việt Nam: “Vì sao Lỗ Tấn không được trao giải Nobel” (Văn nghệ số 43, 2001), “Đôi điều về V.S. Naipaul, giải thưởng Nobel văn học 2001” (Văn nghệ số 4/2001), “Sự tương ngộ của những vòng nguyệt quế văn học” (Văn nghệ số 42/2002), “Trao đổi về giải thưởng Buker 2001” (Văn nghệ số 11,2002), “Kỷ nguyên mới của giải Booker” (Văn nghệ số 19/2003), “Người mới được giải Nobel bị buộc tội đạo văn” (Văn nghệ số 22/2003), “Sau Cao Hành Kiện, nhà văn Trung Quốc nào sẽ nhận giải Nobel” (Văn nghệ số 13/2003), “Nhà văn Anh Alan Hollinghurust được trao giải Booker 2004” (Văn nghệ số 45/2004), “Ruben Gonzalez Galiego giải thưởng là một cuộc trúng xổ số” (Văn nghệ số 28/2004), “Giải thưởng văn học Buker của Nga” (Văn nghệ số 26/2004), “Vụ xì căng đan quanh giải thưởng văn chương - tác phẩm ăn khách nhất quốc gia 2004” (Văn nghệ số 31/2004), “Diễn từ Nobel 2005 làm Mỹ đau đớn” (Văn nghệ số 51/1005), “Giải Nobel văn học chỉ có thời gian có quyền phát xét (Văn nghệ số 15/2005), “Giải thưởng văn học Mao Thuẫn sắp được công bố” (Văn nghệ số 13/2005), “Giải thưởng Mao Thuẫn lần thứ 6: nhận xét của Hội đồng giám khảo” (Văn nghệ số 25/2005), “Số phận một giải thưởng văn học” (Văn nghệ số 20/2006), “Văn học Trung Quốc và công tác xét 4 giải thưởng văn học lớn nhất” (Văn nghệ số 47/2006), “Giải văn chương Anh với triết lí Á Đông” (Văn nghệ số 49/2007), “Các giải thưởng văn học Nga” (Văn nghệ số 45/2008), “Văn học Nhật Bản: chuyện từ chối giải thưởng” (Văn nghệ số 13/2008), “Về giải thưởng văn học” (Văn nghệ số 50/2008), “Một giải thưởng văn học gây hại cho văn học Nga” (Văn nghệ số 24/2009), “Nghệ thuật chống lại giải thưởng” (Văn nghệ số 8/2009), “Khi nhà văn đoạt giải thưởng” (Văn nghệ số 17+18/2009)…

Điểm chung và kinh nghiệm có thể rút ra từ những bài viết, thông tin trên là: giải thưởng văn học, kể cả những giải thưởng cao quý và danh tiếng trên thế giới không phải là “tiêu chuẩn mỹ học tuyệt đối”, không có một thước đo chung cho mọi người viết;

Quyết định của một giải thường có khi bao hàm rất nhiều yếu tố phi văn học và xu hướng trao giải thưởng là ủng hộ các giá trị tự do. Điều kiện tối thiểu để tác phẩm lọt vào các giải thưởng mang tính quốc tế là chất lượng bản dịch so với nguyên tác phải đảm bảo; cần đa dạng hóa giải thưởng và có những giải dành riêng cho từng thể loại văn học; cần có quan niệm đúng mực về việc bỏ phiếu chọn tác phẩm xứng đáng để trao giải, tránh việc bầu chọn biến thành cái mà người ta gọi là “dân chủ, công bằng, khách quan” mà thực ra là theo tinh thần của sự may rủi, hoặc theo sự thỏa thuận có định hướng, an bài từ trước;

Tác phẩm được trao giải có khi chệch ra khỏi thị hiếu đại chúng nhưng phải đảm bảo được chất lượng thẩm định, thể hiện được một cách đọc có lý từ phía người thẩm định, nói chung là cần tôn vinh những tác phẩm, những giá trị văn học chứ không phải trao giải thưởng theo lí lịch nhân thân, chức vụ của người sáng tác;

Giá trị vật chất, tiêu chí đánh giá của giải thưởng, trình độ thẩm định chuyên môn của người chấm giải góp phần quan trọng tạo nên uy tín của giải thưởng, và có tác động nhất định đến văn hóa đọc. Phải có những giải thưởng mà trị giá tiền thưởng lớn thì nhà văn mới sống được bằng nghề và viết văn mới trở thành một nghề thực sự. Tạo nên thương hiệu, mức độ tin cậy cho một giải thưởng có đóng góp của nhiều lực lượng xã hội (như là kết quả tích cực của chủ trương xã hội hóa giải thưởng), bằng chứng là có những giải thưởng thu hút hàng chục nhà xuất bản, hàng chục cơ quan báo chí, nhiều cơ quan nghiên cứu chuyên ngành, các trường đại học lớn, những thư viện lớn trong việc chọn lọc tác phẩm; thành phần ban giám khảo (hội đồng, ủy ban) các giải thưởng không chỉ có các nhà văn, nhà thơ mà gồm cả những nhà khoa học, nhà hoạt động văn hóa…

Một yếu tố góp phần tạo nên sức hút đối với một giải thưởng mà lâu nay chúng ta chưa coi trọng: Đó là yếu tố thời gian, bao gồm thời gian xét chọn tác phẩm, thời gian tác phẩm xuất bản được xét chọn và thời gian công bố giải thưởng. Cần có sự cân nhắc kĩ lưỡng về thời gian sao cho kết quả của giải thưởng này có tính độc lập so với kết quả của hội đồng kia, tránh bị quy kết là sao chép kết quả thẩm định của của nhau, hạn chế sự trùng lặp kết quả. Các giải thưởng văn chương danh giá luôn đảm bảo cho tác phẩm được trao giải sẽ được phát hành với số lượng lớn, trở thành những bestseller; ngược lại cũng có những tác phẩm đoạt giải, chỉ được xuất bản một lần và nhanh chóng bị lãng quên do những người thẩm định chưa coi trọng chất lượng tác phẩm hoặc phụ thuộc vào các phương tiện truyền thông đại chúng.

Thu Huệ
(còn tiếp)

---------------
Bài 2. Tình hình trao giải và so sánh bước đầu

NỔI BẬT TRANG CHỦ