(Toquoc)-Hầu hết Cascadeur ở Việt Nam đều không sống được bằng nghề và gặp quá nhiều rào cản.
(Toquoc)-Những người theo đuổi nghề Cascadeur ở VN đều do lòng đam mê mạo hiểm và mong muốn khám phá bản thân. Tuy nhiên, hầu hết họ đều không sống được bằng nghề và có quá nhiều rào cản để trở thành "những người đóng thế" chuyên nghiệp.
Không sống được bằng nghề!
Hẹn gặp H.T trong buổi chiều Hà Nội nhá nhem, nếu không vì ánh mắt đang ngó nghiêng tìm người của chị thì phóng viên không thể nào nghĩ rằng đó là một nữ cascadeur có tiếng. Với vóc dáng cân đối có phần mảnh mai, cánh tay thon thả, H.T giống một người mẫu hơn là một VĐV Vovinam chuyên nghiệp – một nữ diễn viên đóng thế liều lĩnh.
Những cảnh đóng nguy hiểm trong phim không thể thiếu Cascadeur
Đã giải nghệ được hơn 5 năm nay, hiện cô đang đảm nhiệm công việc HLV Vovinam cho các võ đường tại Hà Nội, thi thoảng tham gia giảng dạy tại CLB Cascadeur của trường Thể thao thiếu niến 10 – 10 (Giảng Võ). Nói chuyện về những năm tháng đi đóng thế, ánh mắt H.T vẫn ngời lên niềm phấn khích, tự hào: “Thi thoảng trên truyền hình chiếu lại những bộ phim mình đóng, cảm thấy sung sướng lắm. Dù chẳng ai biết mình là ai, mặt mình còn không nhìn rõ, nhưng cảm giác mình đã làm một pha hành động tuyệt đẹp cũng đủ vui nhâm nhi cả ngày rồi”.
Là lứa cascadeur chuyên nghiệp đầu tiên ở Hà Nội, nghĩa là sống hoàn toàn bằng nghề, H.T cho biết cô và những đồng đội nữ của mình may mắn chưa bao giờ bị thương tích đáng tiếc nào. Còn chuyện bầm dập, trầy xước, bong gân... thì quá thường tình. Tuy nhiên, thời đó, theo thoả thuận giữa hai bên, các chi phí thuốc thang điều trị những chấn thương nhẹ hoàn toàn do cascadeur phải bỏ ra chứ đoàn làm phim không chi trả. Thế nên, có khi diễn một cảnh đụng xa, văng người lên nóc cabin chỉ được có 100.000 đồng mà tiền mua thuốc giảm đau có khi hết tới gần nửa.
Những người theo nghề cascadeur hầu hết là do sự đam mê mạo hiểm và muốn thử thách bản thân
Hiện nay lớp vovinam H.T phụ trách cũng có vài em nữ theo đuổi nghề cascadeur. “Nhiều người nói rằng có người theo nghề cascadeur chỉ vì thần tượng các diễn viên hành động Mỹ. Tôi chưa thấy ai vậy cả. Nếu chỉ vì thần tượng ai đó thì bước vào học võ là đã biết mùi để rút lui rồi. Ai theo được nghề là vì họ đam mê và muốn thử thách bản thân, thêm cái tính liều từ trong máu”. Cũng vì cái tính “liều” ấy mà các nữ cascadeur khi ra trường quay chẳng mấy khi ngại ngần trước các tình huống mạo hiểm. “Dù đã được các thầy dặn dò kỹ là phải từ chối những cảnh quá nguy hiểm để giữ an toàn cho bản thân nhưng cứ ra đến trường quay, nhìn thấy xe, thấy vực, thấy lửa là lại hồi hộp như đi thi, chỉ muốn đạo diễn cắt đặt góc quay nhanh chóng để lao vào diễn” – một học trò đã tâm sự với H.T như thế.
Khoảng 3 năm trở lại đây, nghề cascadeur đã được xã hội thừa nhận và mức cát-xê cho mỗi pha đóng thế cũng tăng lên, thường là 300 – 500 ngàn. Tuy nhiên, đời sống điện ảnh miền Bắc không sôi động như trong Nam, một tháng chỉ có 2 – 3 phim là nhiều nên thu nhập của một cascadeur chuyên nghiệp không bao giờ đủ sống. Người giỏi võ thì đi dạy cho các trung tâm, người mở cửa hàng làm thêm... Còn muốn lấy chồng, sinh con thì chắc chắn phải bỏ nghề. Theo HT, ở Hà Nội hiện nay có duy nhất một trường hợp không phải bỏ nghề sau khi đã lập gia đình vì... ông chồng cũng là cascadeur, yêu nghề còn hơn vợ!
Cũng vì thiếu những quy định mang tình pháp lý nên hiện nay, các cascadeur hành nghề gặp khá nhiều khó khăn, đặc biệt là chuyện bồi thường tai nạn ngoài ý muốn
Nếu như ở phía Bắc, các cascadeur thường hoạt động riêng lẻ, ai giỏi PR thì được nhận nhiều hợp đồng, thì ở trong
Phạm Thế Thiên – CLB Cascadeur Bảo An cho hay: “Một cascadeur có tiếng và có nghề bao giờ cũng nhận được 100% cát-xê. Còn mới vào nghề, thì phải trích từ 10 – 30% cho Ban chủ nhiệm CLB tuỳ thuộc vào mức độ nguy hiểm cũng như thành công của cảnh quay. Số tiền trích ra được tính vào chi phí mua đạo cụ, thiết bị bảo hiểm, cả công sức PR để lấy hợp đồng về...
Tất cả các quy định đó đều do chủ nhiệm các CLB cascadeur đặt ra theo thoả thuận ban đầu khi ai muốn gia nhập nhóm. Nguyễn Bằng Hưng – CLB Cascadeur Quận 1 TP.HCM cũng khẳng định có chuyện phân biệt mức cát-xê như vậy và cho rằng như thế là hợp lý và công bằng với người đi tìm hợp đồng về cho cả nhóm. Tuy nhiên, “quy định là một chuyện, nhiều khi mình vừa nhận 100 ngàn phần trăm cátxê theo thoả thuận đã phải chi ra 200 ngàn để đưa học trò vào bệnh viện điều trị vết thương. Thành ra, việc trích phần giống như việc lập quỹ chung, cả CLB dùng chung hết”.
Đại học DL Hồng Bàng là nơi có khá nhiều sinh viên làm cascadeur, đa số đều thuộc khoa thể dục thể thao. Từ tập luyện võ nghệ trong CLB võ thuật, các sinh viên được tiếp xúc dần với nghề cascadeur và cứ thế ham mê, trong đó có cả sinh viên nữ. Triệu Anh Trang – một nữ cascadeur bán chuyên nghiệp cho hay: “Tập làm cascadeur không khác gì khi đi diễn thật, cũng nhào lộn, cũng tẩm lửa lên người “tự thiêu”, phóng moto vượt chướng ngại vật, cũng rơi từ lầu 3, lầu 4 xuống... Mình đã đóng 3 phim và chưa phim nào nguy hiểm bằng lúc tập cả”.
Tuy thế, sinh viên làm cascadeur vì yêu thích, nhưng một phần cũng vì khoản thu nhập đều đặn 1 – 1.5 triệu đồng/tháng khi đã là thành viên chính thức của một CLB nào đó. Tuy nhiên, khoản tiền đó chỉ đủ trang trải cho chi phí học hành, còn khi ra trường, hầu hết các sinh viên lại bỏ cascadeur để tìm cho mình một công việc ổn định, an toàn và có thu nhập cao hơn.
Bao giờ mới trở thành một nghề chuyên nghiệp?
Nguyễn Quốc Thịnh – Chủ nhiệm CLB Cascadeur Đại học DL Hồng Bàng – cho biết: “CLB của tôi luôn duy trì ổn định khoảng 30 học viên được đào tạo một cách bài bản. Chúng tôi đang cố gắng đưa đóng thế sẽ trở thành một ngành học được đào tạo chính quy trong trường đại học Hồng Bàng”.
Là người đóng thế có thương hiệu tại thị trường miền Nam, từng đóng thế cho các phim nước ngoài như Người Mỹ trầm lặng (Mỹ), Người thừa (Pháp)..., Quốc Thịnh kể 14 năm theo nghề không thể đếm được những thương tích có trên người. Anh đùa: “Đường từ trường quay về là đường vào bệnh viện. Cứ gặp bác sỹ là bị mắng “chắc vừa đi chém lộn ngoài đường hả””. Thế nhưng dù bị những vết khâu hàng chục mũi, hay có cả tháng trời nằm nhà vì cái chân bó bột, Quốc Thịnh chưa bao giờ có ý định bỏ nghề: “Nhiều đàn em của tôi còn bị người yêu ra điều kiện “em hoặc cascadeur”, kết quả là hôm sau, tôi lại thấy họ trở về trạng thái... một mình”.
Trường TH Xiếc và tạp kỹ Việt
Kim Ninh