• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Những bài thuốc hay với quất, đào

Sức khỏe 14/03/2013 11:32

(Toquoc)- Tết đến, nhà nào cũng có những cây quất hoặc cành đào để trang trí trong những ngày đầu xuân. Sau tết, những cây quất và cành đào được dọn đi, thật lãng phí nếu bạn không biết rằng những trái quất hay cánh hoa đào đều là các bài thuốc quý từ dân gian.

(Toquoc)- Tết đến, nhà nào cũng có những cây quất hoặc cành đào để trang trí trong những ngày đầu xuân. Sau tết, những cây quất và cành đào được dọn đi, thật lãng phí nếu bạn không biết rằng những trái quất hay cánh hoa đào đều là các bài thuốc quý từ dân gian.

1. Trái quất

Theo Đông y, quả quất vị ngọt chua, tính ấm tác dụng vào các kinh phế, vị, can. Nó có công năng hóa đảm, trị ho, giải uất, tiêu thực, giải rượu. Vỏ có tác dụng mạnh hơn. Quất để càng lâu càng tốt. Hạt quất có tác dụng giảm ho, cầm máu, chống nôn, lá quất có nhiều tinh dầu, có tác dụng chữa cảm mạo phong hàn rất tốt.

Bài thuốc đơn giản nhất thường dùng đó là hấp cách thủy quả quất chung với mật ong (hoặc đường phèn) trong vòng 15 phút, có tác dụng trị ho, viêm họng. Có thể dùng quất chưng làm siro để dùng dần, quất có thể ngâm với đường hoặc với muối. Nước quất có thể uống như một loại nước giải khát, giúp thanh nhiệt cơ thể, và đặc biệt có tác dụng giải rượu. Quất ngâm muối, được dùng để ngậm ho rất hữu ích.

Ngoài ra, trong vỏ của quất có chất tinh dầu có tác dụng ngăn ngừa phát sinh ung thư (gan, thực quản, đại tràng,… ) và công dụng an thần. Ăn quất cả vỏ sẽ cung cấp nhiều vitamin C, chất xơ có lợi cho tiêu hóa, hạ cholesterol, giảm tăng huyết áp.

Trong dịp Tết, để những cây quất ra quả đồng loạt và giữ màu tươi, các nhà vườn thường dùng nhiều chất bảo quản để phun trồng. Do vậy, nếu dùng quất ở những cây này làm thuốc chúng ta nên tưới nước sạch cho cây thường xuyên, và dùng quả sau rằm tháng riêng, khi ấy cây quất đã đào thải hết các tồn dư chất bảo quản (nếu có) và sử dụng an toàn.

2. Hoa đào

    

Ảnh: Hoàng Minh

Theo Đông Y, hoa đào tính bình, vị đắng không độc vào được ba đường kinh tâm, can và vị. Để chữa các bệnh như phù thũng, đàm ẩm, tích trệ, đại tiểu tiện bất lợi, tâm phúc thống, mụn nhọt… và tác dụng hoạt huyết, nhuận da, làm đẹp.

Hoa đào tươi hay khô đều có thể làm thuốc, nhưng hoa đào tươi (sắp nở, mới nở) thì có tác dụng tốt hơn hoa đào khô. Sau tết người ta thường thu gom hoa đào và phơi khô để dùng dần. Hoa đào có thể xay làm thuốc ngâm cùng các loại thuốc khác hoặc nấu làm thức ăn cũng có công dụng cao.

Sử dụng hoa đào trong việc làm đẹp, tốt nhất là dùng ở dạng trà. Mỗi ngày hãm 5g trong nước sôi, thêm một ít mật ong, uống vào sáng sớm. Đối với chị em phụ nữ, dùng nước sắc hoa đào rửa mặt có thể làm giảm nếp nhăn trên da mặt. Hoặc lấy hoa đào, nhân hạt bí đao lượng bằng nhau nghiền mịn, trộn với mật ong, buổi tối xoa lên mặt, sáng dậy rửa đi, các vết nhăn sẽ giảm dần. Đối với những người da mẫn cảm, có nhọt lâu khỏi, mụn mủ đặc, có thể trong uống ngoài thoa. Có thể ngâm hoa đào với rượu, sau 15 ngày, rượu hoa đào có thể uống được. Có tác dụng làm da dẻ giảm vết nhăn và tăng độ tươi sáng.

Một trong những bài thuốc của hoa đào rất nổi tiếng được sử sách cung đình đời Đường (Trung Quốc) còn lưu lại là phương thức làm đẹp của Thái Bình công chúa như sau: “Hái hoa đào tươi vào ngày mùng 3 tháng 3 âm lịch, đem phơi khô trong bóng râm rồi tán thành bột mịn. Sau đó, vào ngày mùng 7 tháng 7, lấy lượng máu gà ác vừa phải hòa đều với bột hoa đào thành thuốc, thoa một lớp mỏng lên da mặt. Sau 2-3 ngày thuốc bong ra thì da mặt trở nên sáng tươi như hoa.”

Bảo Bình

 











 

 

 

 

NỔI BẬT TRANG CHỦ