(Tổ Quốc) -Sáng 19/7, một số đại gia tên tuổi đã được triệu tập đến phiên xét xử sơ thẩm Phạm Công Danh và đồng phạm tại TAND TPHCM.
- 18.07.2015 Loạt cựu quan chức ngân hàng bị bắt cùng ngày
- 02.07.2016 Tổng bí thư yêu cầu xử nghiêm vụ án Phạm Công Danh
- 03.07.2016 Đang tập trung lực lượng điều tra giai đoạn II của vụ án Phạm Công Danh và đồng phạm
- 08.07.2016 Vụ án Phạm Công Danh: Quyết liệt trong điều tra khiến người dân phấn khởi
- 11.07.2016 Đề nghị làm rõ vì sao Phạm Công Danh có tiền án mà vẫn bổ nhiệm Chủ tịch HĐQT VNCB?
- 19.07.2016 Sẽ mất cả tháng để xử đại án 9.000 tỷ
Phạm Công Danh - nguyên là Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP xây dựng Việt Nam (VNCB), Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm TGĐ Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh - bị truy tố về hai tội: Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Hội đồng xét xử cũng triệu tập 130 người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến tham dự phiên tòa.
(Nguồn: Báo Giaothong.vn) |
Đáng chú ý, trong danh sách các cá nhân được triệu tập có bà Trần Ngọc Bích (Giám đốc Công ty TNHH Tân Hiệp Phát) và cha bà Bích là ông Trần Quí Thanh (Dr.Thanh). Bà Bích và một số người thân có mời luật sư tham gia phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong vụ án.
Công ty TNHH Tân Hiệp Phát từng gây bão dư luận về vụ "con ruồi nửa tỷ" trong chai nước ngọt. Khi đó, "đại gia" vốn đang sở hữu trong tay 3 thương hiệu quốc gia đã phải lao đao vì cuộc chiến "dị vật trong chai" được gắn lên sản phẩm của mình.
Ngoài ra, trong số người được triệu tập vì có quyền và nghĩa vụ liên quan đến ông Danh còn có bà Nguyễn Thị Như Loan và ông Nguyễn Quốc Cường (Cường đô la) thuộc Tập đoàn Quốc Cường- Gia Lai.
Tại phiên tòa, cả bà Loan, ông Cường đều không có mặt. Thay vào đó là bà Ngô Kim Lan (ngụ tại TP Hà Nội) nhận ủy quyền cho bà Loan, ông Cường và Công ty Nhà Quốc Cường dự tòa.
Cáo trạng xác định, trong thời gian từ tháng 12/2012 đến 3/2014, Phạm Công Danh với vai trò là Chủ tịch Hội đồng quản trị VNCB đã chỉ đạo cấp dưới sử dụng pháp nhân của 12 công ty thuộc Tập đoàn Thiên Thanh và 2 pháp nhân khác là công ty TNHH Đầu tư phát triển Nhà Quốc Cường, công ty TNHH MTV Thương mại xây dựng đầu tư phát triển Nhà Hưng Thịnh xây dựng hồ sơ kinh doanh mua bán nguyên vật liệu khống, phương án trả nợ khống, nâng giá các lô đất là tài sản đảm bảo... để vay tại VNCB 5.000 tỷ đồng.
Đối với công ty phát triển Nhà Quốc Cường, ngày 28/6/2013, Đinh Văn Hùng là đại diện diện ký giấy đề nghị vay 450 tỷ đồng tại VNCB chi nhánh Sài Gòn.
Mục đích kinh doanh bất động sản là quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất tại hai lô đất của sân vận động Chi Lăng, Đà Nẵng của công ty TNHH Thành Thành Công.
Phương án vay vốn và trả nợ là từ doanh thu và lợi nhuận của việc chuyển nhượng lại bất động sản nêu trên.
Ngày 29/6/2013, VNCB giải ngân 300 tỷ đồng vào tài khoản của công ty Nhà Quốc Cường. Sau đó số tiền này được chuyển vào tài khoản một công ty khác rồi chuyển đến Thiên Thanh để ông Danh rút ra sử dụng.
Tuy nhiên khoản vay này sau đó đã được công ty Nhà Quốc Cường chuyển toàn bộ nghĩa vụ trả nợ trên sang công ty Thành Thành Công. Đến nay, quá hạn vay nhưng công ty Thành Thành Công không trả tiền nên VNCB không thể thu hồi. công ty TMXD Đầu tư phát triển Nhà Hưng Hưng Thịnh cũng vay 300 tỷ đồng tại VNCB nhưng đến nay đã tất toán.
Cáo trạng của VKSND Tối cao xác định, khoản vay 300 tỷ đồng của Công ty nhà Quốc Cường không bị thất thoát do đây là khoản vay có thế chấp.Tuy nhiên mẹ con bà Nguyễn Thị Như Loan và ông Nguyễn Quốc Cường vẫn bị tòa triệu tập để làm rõ hành vi của Phạm Công Danh và đồng phạm trong việc gây thiệt hại cho VNCB./.
Quỳnh Anh (Tổng hợp)