• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Những kiến thức nằm lòng phụ huynh phải biết khi trẻ bắt đầu ăn dặm

Thời sự 24/01/2018 13:18

(Tổ Quốc) - Ăn dặm là giai đoạn rất quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Nếu phụ huynh bỏ qua những khuyến cáo khoa học khi cho trẻ ăn dặm thì sẽ vô tình làm cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ bị ảnh hưởng.

Vì sao nên cho trẻ ăn dặm sau 6 tháng?

TS.BS Phan Bích Nga - Giám đốc Trung tâm Khám, tư vấn dinh dưỡng trẻ em, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết: “Về thời điểm bắt đầu ăn dặm, trong 5 năm trở lại đây, Tổ chức y tế thế giới khuyến nghị thời gian ăn dặm là từ 6 tháng. Trước đó, có khuyến nghị sớm hơn là thời điểm tròn 4 tháng. Tuy nhiên, qua các nghiên cứu gần đây cho thấy, tròn 6 tháng thì sẽ đảm bảo được tốc độ phát triển của trẻ.”

TS.BS Phan Bích Nga - Giám đốc Trung tâm Khám, tư vấn dinh dưỡng trẻ em, Viện Dinh dưỡng Quốc gia thăm khám cho trẻ. Ảnh: hanoitv.vn

Cũng theo BS Nga, sau 6 sáu tháng thì tốc độ phát triển của trẻ nhanh, yêu cầu năng lượng cao hơn. Thời điểm này sữa mẹ không nhiều, năng lượng trong sữa chỉ khoảng 700kcal. Trong khi, nhu cầu năng lượng của trẻ lúc này là trên 700kcal, tiếp đó là 800-900kcal nên sau 6 tháng mà vẫn bú mẹ hoàn toàn thì trẻ sẽ bị gầy.

Mặt khác, nếu 6 tháng đầu trẻ được chăm bằng sữa mẹ thì sẽ phát triển tốt và giảm các nguy cơ bị suy dinh dưỡng, béo phì. Ngược lại, trẻ nuôi bằng sữa công thức ở độ tuổi này dễ bị béo phì hoặc trẻ dung nạp sữa kém có thể dẫn đến tiêu chảy, viêm đường hô hấp. Đặc biệt, trong sữa công thức thì khả năng kích thích kháng thể kém, không như sữa mẹ có kháng thể tự nhiên truyền cho trẻ, chống bệnh tật tốt. Theo đó, 6 tháng đầu nuôi con bằng sữa mẹ thì sẽ đạt chuẩn tốt hơn là sữa công thức.

BS.Nga khuyến cáo, về khẩu phần ăn dặm sau 6 tháng, trẻ được ăn bột trứng, thịt nhưng phải tránh dùng bột mặn, cho nhiều các gia vị mặn sẽ không tốt cho trẻ. Thành phần ăn dặm phải đủ 4 nhóm cơ bản: chất tinh bột, đạm (động vật) chất béo, rau củ chất xơ. Trẻ ăn đủ lượng và chất thì sẽ không bị thiếu dinh dưỡng nhưng vẫn tiếp tục bú mẹ và dùng sữa công thức sau 2 tuổi.

Giai đoạn mới ăn dặm không nên lầm tưởng trẻ biếng ăn

Theo nhiều nghiên cứu thì hầu như 100% trẻ khi bắt đầu ăn dặm đều khóc nhưng điều đó là bình thường. Các chuyên gia cho rằng, đó là phản ứng tâm lý khi trẻ đón nhận một thứ rất mới. Tuy nhiên, đó là vừa khóc vừa đón nhận chứ không phải khóc kiểu phản đối. Nhiều phụ huynh không biết điều này đã kết luận con biếng ăn là không chính xác.

Theo BS. Phan Bích Nga, tại Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trẻ đến khám vì biếng ăn chiếm tới 60-70% nhưng thực tế chỉ 40% biếng ăn, số còn lại do gia đình lầm tưởng, quá nhồi nhét thức ăn khiến trẻ sợ. Trẻ biếng ăn bẩm sinh thì tỉ lệ vô cùng thấp 3-5% nhưng trẻ lớn lại tăng vọt lên 30%, một số nước gần 40%, điều này là do môi trường, cách cho ăn chưa hợp lý.

Do vậy, gia đình phải biết con mình đang ở giai đoạn nào. Mỗi trẻ là một cá thể độc lập, cần tôn trọng ý thích của trẻ thích món gì, ăn giờ nào và tập cho trẻ vui vẻ trong bữa ăn, không được đánh trẻ tạo cho trẻ biếng ăn tâm lý khiến con cứ nhìn đồ ăn, bát đĩa là sợ hãi… Đây là điều tối kỵ và chỉ làm nặng nề tình trạng biếng ăn của trẻ.

“Có thực tế, trẻ nhỏ bị ép ăn quá nhiều nhưng đến khi lớn lại béo phì lại phải giảm béo. Tất nhiên cần đảm bảo cân đối dinh dưỡng hàng ngày cho trẻ nhưng không nên áp đặt mà cần tìm hiểu sở thích ăn uống của con.” – BS.Nga cho hay.

Thế Công

 

 

Thế Công

NỔI BẬT TRANG CHỦ