(Tổ Quốc) - Điều quan trọng là bạn luôn ưu tiên “công việc trước” trong khoảng thời gian đó. Bạn có thể mặc bất cứ thứ gì bạn muốn, bạn có thể làm việc trên chiếc sofa, bạn có thể làm việc lúc 2 giờ sáng hoặc 6 giờ chiều, trong nhà vệ sinh, sử dụng bất kỳ loại ứng dụng nào bạn thích.
Tôi đã thường xuyên làm việc ở nhà trong một thập kỷ. Và trong 5 năm qua, tôi đã dành phần lớn thời gian để hoàn tất công việc tại nhà.
Tôi bắt đầu viết blog này ở nhà. Tôi đã viết tất cả các cuốn sách của mình ở nhà. Tôi đã viết 90% bài viết của mình ở nhà. Bạn hiểu rồi đấy. Là một người làm việc tại nhà dày dặn kinh nghiệm, tôi thấy rất nhiều lời khuyên nhảm nhí.
Ngay bây giờ, mọi người đang làm việc tại nhà nhiều hơn bao giờ hết vì dịch covid-19. Vì vậy, nếu bạn đang nhướn mày đọc những loại bài báo đó, tôi sẽ ở cùng bạn. Dưới đây, một danh sách những lời khuyên tồi tệ mà tôi đã đọc trên internet:
1. Có một văn phòng làm việc riêng tại nhà - Hầu như tất cả mọi người đề nghị điều này. Nhưng những người này sống trong biệt thự? Hầu hết chúng ta không có phòng trống để biến nó thành phòng làm việc được. Tất nhiên, nếu có một văn phòng thoải mái tại nhà thì tuyệt vời chứ sao. Nhưng chúng ta cần phải làm việc với những gì chúng ta có chứ không phải với những gì chúng ta muốn.
2. Tìm một người bạn đồng hành - Như thể bạn không thể tự mình làm việc. Chúng ta không còn là học sinh cấp 3. Chúng ta có thể tự làm mọi thứ.
3. Sử dụng các công cụ phù hợp - Mọi người làm phức tạp nó lên. Bạn chỉ cần một máy tính xách tay và kết nối internet. Bạn không cần một công cụ mới để làm việc tại nhà.
4. Mặc quần áo lịch sự - Tôi đọc được ở đâu đó rằng bạn nên mặc quần áo giống như bạn mặc khi đi làm hàng ngày. Nhìn xem, có thể nó sẽ có hiệu quả với một số người. Nhưng thực sự thì sao? Bạn cứ cặc bất cứ thứ gì bạn muốn.
5. Phải có danh sách những việc cần làm - Những cái này tôi chỉ nghĩ trong đầu thôi.
6. Cài đặt "giờ làm việc" - Điều này chỉ cần thiết nếu bạn làm trong ngành dịch vụ khách hàng. Còn không, nó vô nghĩa. Bạn làm việc tại nhà nên bạn không cần phải ép buộc "khung giờ làm việc". Bạn có thể làm việc bất cứ khi nào bạn muốn. Thực tế, những người làm việc cho tôi cũng không có "giờ làm việc". Chỉ cần hoàn thành công việc. Tôi không quan tâm bạn làm điều đó khi nào.
Còn nhiều lời khuyên vô dụng kiểu này nữa. Theo kinh nghiệm của tôi, chỉ có một vài mẹo phổ quát sẽ giúp bạn làm việc tại nhà dễ dàng hơn. Chúng đây:
1. Chấp nhận tư duy "làm việc trước"
Đây là điều quan trọng nhất tôi đã làm trong suốt sự nghiệp của mình. Khoảng 5 năm trước, tôi đã mệt mỏi với những thăng trầm trong sự nghiệp. Ngày thì tôi làm việc hiệu quả, ngày khác thì không.
Tôi đã thử tất cả những lời khuyên và chiến thuật vô dụng. Không hề có một chút hiệu quả nào đối với tôi. Nhưng nhờ đọc tiểu sử từ những người mà tôi ngưỡng mộ, tôi đã học được rằng mỗi người trong số họ đều có cái mà tôi gọi là tư duy "làm việc trước".
Một trong những cuốn sách yêu thích của tôi là Daily Rituals (thói quen hàng ngày) của Mason Curry. Trong cuốn sách đó, bạn có thể đọc về các thói quen của 161 nghệ sĩ, nhà lãnh đạo, nhà văn, nhà khoa học và các nhà sáng tạo khác.
Tôi nhận thấy rằng xung quanh những người này đều là công việc. Điều đó không có nghĩa là những thứ khác không quan trọng. Điều đó có nghĩa là bạn đã cam kết hoàn thành công việc của mình trước dù cho có chuyện gì đi nữa.
Chúng ta đều biết điều này là đúng. Hãy suy nghĩ về những deadline quan trọng mà bạn đã phải hoàn thành cho dù có chuyện gì đi chăng nữa đi. Hãy nghĩ về thời gian bạn phải cuống cuồng khi đồng nghiệp của bạn bị ốm. Khi sự gấp gáp càng cao, chúng ta càng hoàn thành được công việc. Trang phục của bạn có ảnh hưởng gì không? Nơi làm việc có ảnh hưởng gì không?
Dĩ nhiên là không! Điều quan trọng là bạn luôn ưu tiên "công việc trước" trong khoảng thời gian đó. Bạn có thể mặc bất cứ thứ gì bạn muốn, bạn có thể làm việc trên chiếc sofa, bạn có thể làm việc lúc 2 giờ sáng hoặc 6 giờ chiều, trong nhà vệ sinh, sử dụng bất kỳ loại ứng dụng nào bạn thích.
Nói một cách thực tế, "công việc trước" có nghĩa là bạn lên kế hoạch làm sao mà một ngày của mình phải xung quanh công việc. Công việc của bạn, theo nghĩa đen, phải được ưu tiên hàng đầu. Còn bản chất thì mỗi một cá nhân mỗi khác. Đối với tôi, nó rất đơn giản. Tôi thức dậy mà không có báo thức, uống cà phê và bắt đầu viết. Chỉ sau khi tôi viết xong, tôi mới chuyển sang làm những điều thiết thực khác của cuộc sống.
Một số người lấy con cái ra làm cái cớ cho mình. Bạn chỉ cần đơn giản là thức dậy làm việc trước khi con dậy thôi mà? Ai ai cũng có lý do để mình không phải ưu tiên công việc. Không sao. Bạn không cần phải giải thích cho người khác rằng bạn bận đến mức như thế nào.
"Nhưng bạn sẽ chẳng hiểu được đâu! Tôi có rất nhiều thứ mà tôi buộc phải làm!" Chúng ta tất thảy đều có những việc phải làm, rồi sao? Người ta thường nghĩ rằng, cuộc sống của họ khó khăn hơn những người khác, và chẳng ai hiểu được cuộc sống khó khăn ấy đâu. Cuộc sống của ai cũng khó khăn cả. Phàn nàn chỉ khiến nó càng trở nên khó khăn mà thôi.
2. Đừng làm quá nhiều.
Đây là một chủ đề nhạy cảm nếu bạn có cấp trên. Một số sếp và một số công ty lạc hậu nghĩ rằng bạn phải làm việc 8 giờ một ngày vì trong hợp đồng nói vậy.
Và thậm chí một số doanh nhân còn nghĩ họ phải làm việc chăm chỉ gấp 2 vậy nữa. Tất cả những thứ này đến từ đâu? Bạn đã bao giờ viết một cuốn nhật ký hoạt động? Một ngày trung bình bạn thực sự làm việc có hiệu quả bao nhiêu giờ đồng hồ?
Đối với tôi, chỉ dừng lại ở con số 4-5 giờ thôi. Nếu quá con số đó, tôi bắt đầu mắc sai lầm và suy nghĩ lung tung. Nếu tôi làm việc quá nhiều một ngày, chất lượng công việc của tôi sẽ đi xuống. Vì mỗi cá thể sẽ khác nhau, nên bạn cần tìm ra con số của mình là bao nhiêu.
Xác định được rồi, thì đừng có làm hơn. Tôi không nói mọi người nên làm việc 4 giờ một ngày. Một ngày bạn có thể làm việc hiệu quả trong 7 tiếng đồng hồ. Trong trường hợp đó, làm hết số giờ đó! Nhưng nếu bạn cạn kiệt năng lượng sau 5 giờ, hãy gọi đó là một ngày làm việc. Cuộc sống còn dài. Ngoài ra còn có những thứ khác cần tập trung nữa. Câu nói này của Leo Tolstoy đã nói lên tất cả:
"Nhân danh Chúa, hãy dừng lại một chút, tạm gác công việc của bạn, và nhìn xung quanh bạn."
3. Thử nghiệm chiến lược hiệu quả.
Có nhiều chiến lược năng suất khác nhau. Điều quan trọng là bạn tạo ra hệ thống làm việc tại nhà của riêng mình. Những gì mang lại hiệu quả cho người khác, có thể không hiệu quả với bạn.
Quan trọng hơn, những gì mang lại hiệu quả cho bạn một năm trước có thể không còn áp dụng được nữa. Cuộc sống của chúng ta liên tục thay đổi. Chúng ta cần điều chỉnh thói quen của mình với cuộc sống hiện tại.
Ví dụ, ngay bây giờ có rất nhiều điều không chắc chắn và lo lắng về coronavirus. Chiến lược này có giúp bạn làm lơ đi những tin tức đó không? Không.
Một lượng tin tức tiêu thụ lành mạnh thực sự hữu ích trong trường hợp xảy ra đại dịch. Bạn thấy không? Chúng ta không thể sử dụng cùng một chiến lược năm này qua năm khác được. Chúng ta cần phải thích nghi mọi lúc.
Điều tôi học được là việc đọc tin tức một vài lần trong ngày thực sự giúp tôi thoải mái hơn. Tôi có thể biết thế giới đang diễn ra những gì. Tôi biết những biện pháp mà người khác và các công ty đang thực hiện. Nhưng tôi không xem tin tức cả ngày.
Cuối cùng, chúng ta phải cân bằng giữa việc tập trung vào những gì chúng ta kiểm soát (bản thân) và những gì chúng ta không (mọi thứ khác). Đó không phải là một quá trình dễ dàng. Nhưng hãy xem nó như một thách thức.
Hãy tìm cách để làm việc hiệu quả ở nhà, và chú ý đến môi trường xung quanh. Và trong khi bạn ở nhà, thì đừng quên tận hưởng nó. Bạn đang nắm quyền kiểm soát. Bạn quyết định mình sẽ làm gì tiếp theo. Bạn không cảm thấy điều đó rất là tuyệt vời sao?