• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Những "nhịp cầu" nối Quốc hội với cử tri là dân tộc thiểu số

Thực hiện: Nam Nguyễn | 14/11/2023

(Tổ Quốc) - Về các làng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Hà Giang, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng bởi sự thay đổi rõ nét của bộ mặt nông thôn mới (NTM) hôm nay. Sự khởi sắc đó có một phần đóng góp quan trọng của những người "cõng" thông tin mới nhất của kỳ họp Quốc hội đến với bà con... Mỗi người một cương vị, tuổi đời khác nhau nhưng trong mọi hoàn cảnh, họ đều thể hiện tinh thần trách nhiệm, luôn gần dân, hiểu dân, nắm rõ tình hình địa phương, là "nhịp cầu" gắn kết giữa Quốc hội với lòng dân.

Những "Nhịp cầu" nối Quốc hội với cử tri là dân tộc thiểu số - Ảnh 1.

Thôn Minh Thượng, xã Tân Lập, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang là một trong những thôn nghèo. Nơi đây có khoảng hơn 30 hộ người đồng bào Pả Thèn đang sinh sống. Là thôn nghèo, đi lại khó khăn nên nhận được nhiều sự quan tâm của chính quyền các cấp cũng như sự quan tâm của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Giang trong giải quyết ý kiến kiến nghị cử tri, tháo gỡ những khó khăn trong đời sống kinh tế - xã hội của cử tri, Nhân dân địa phương.

Những "Nhịp cầu" nối Quốc hội với cử tri là dân tộc thiểu số - Ảnh 2.

Thấu hiểu được khó khăn trong việc tiếp cận thông tin của bà con, đặc biệt là các nghị quyết chính sách mới của Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp, ông Vắn Chung Cơn, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tâp Lập cùng với Đảng ủy, HĐND, UBND xã Tân Lập thường xuyên bố trí cán bộ xuống địa bàn tuyên truyền những thông tin mới nhất đến với bà con nhân dân ở vùng sâu vùng xa.

Những "Nhịp cầu" nối Quốc hội với cử tri là dân tộc thiểu số - Ảnh 3.

Để chuẩn bị cho một buổi đi tuyên truyền, ông Vắn Chung Cơn thường xuyên theo dõi các hoạt động của Quốc hội cùng các vấn đề liên quan đến chính sách dành cho đồng bào dân tộc thiểu số. Cùng với đó ông cùng các đồng nghiệp trong xã thường xuyên tải các video, clip liên quan đến Quốc hội để mang về thôn bản tuyên truyền cho bà con.

Những "Nhịp cầu" nối Quốc hội với cử tri là dân tộc thiểu số - Ảnh 4.

Theo chân ông Vắn Chung Cơn tới thôn Minh Thượng Cao mới thấy sự vất vả của những cán bộ nắm địa bàn. Tuyến đường từ UBND xã đến thôn chỉ khoảng 20km, tuy nhiên để vượt qua được phải mất hàng giờ đồng hồ băng đèo vượt suối.

Những "Nhịp cầu" nối Quốc hội với cử tri là dân tộc thiểu số - Ảnh 5.

"Thôn Minh Thượng Cao là một trong những thôn xa nhất của xã nên việc đi lại rất khó khăn. Để lên được thôn chúng tôi phải đi qua suối cũng như các con đường đá hộc. Ngày nắng thì còn đỡ chứ những ngày mưa thì xe máy không thể đi nổi. Nhưng với mong mỏi được đưa những thông tin mới nhất về chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước liên quan tới đồng bào dân tộc thiểu số nên tôi không cảm thấy vất vả hay khó khăn gì" - Ông Vắn Chung Cơn, Chủ tịch Hội Nông dân xã Tâp Lập chia sẻ. Được biết, ông Vắn Chung Cơn cũng là người dân tộc Pà Thẻn.

Những "Nhịp cầu" nối Quốc hội với cử tri là dân tộc thiểu số - Ảnh 6.

Để "cõng" những thông tin, chính sách mới đến với bà con đồng bào Pà Thẻn phải vượt qua những con đường vô cùng khó khăn mà chỉ có những người dân bản địa mới dám cầm lái vượt qua. Ông Vắn Chung Cơn - tốt nghiệp Đại học Nông - Lâm Thái Nguyên, trải qua 26 năm công tác, ki niệm đáng nhớ nhất với ông vẫn là những cung đường tới với bà con đầy khó khăn, nhưng không ngăn được ý chí và mong mỏi được mang những thông tin quy định mới nhất về pháp luật đến với bà con dân bản.

Những "Nhịp cầu" nối Quốc hội với cử tri là dân tộc thiểu số - Ảnh 7.

Ông luôn nêu cao vai trò và tinh thần trách nhiệm trong công tác làm cầu nối giữa HĐND với nhân dân, được bà con trong thôn Minh Thượng Cao tín nhiệm và nghe theo. Cứ mỗi lần ông Cơn lên thôn đều được bà con chào đón, quây quần để được nghe những thông tin mới nhất về những hoạt động, nghị quyết mới của Quốc hội cũng như HĐND các cấp. Trong đó, nhiều thông tin mới nhất về Luật Đất đai, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Lao Động, Luật Bảo vệ môi trường... được ông chia sẻ nhiều với bà con dân bản.

Những "Nhịp cầu" nối Quốc hội với cử tri là dân tộc thiểu số - Ảnh 8.

Ngoài ra ông Cơn cũng thường xuyên tuyên truyền đến đồng bào bài bỏ những hủ tục, bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em.

Những "nhịp cầu" nối Quốc hội với cử tri là dân tộc thiểu số - Ảnh 9.

Bà con người Pà Thẻn cùng theo dõi các video, clip về Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.

Những "Nhịp cầu" nối Quốc hội với cử tri là dân tộc thiểu số - Ảnh 10.

Ông Cơn cũng chia sẻ những dự thảo luật mới có liên quan đến quyền lợi của đồng bào dân tộc thiểu số. Với kinh nghiệm 4 năm "cõng" luật về bản, ông Cơn mỗi tuần sẽ dành 2 ngày vào các bản, thôn để tuyên truyền trực tiếp tới bà con.

Những "nhịp cầu" nối Quốc hội với cử tri là dân tộc thiểu số - Ảnh 11.

Bằng những kinh nghiệm của mình, ông Cơn tích cực vận động gia đình và cộng đồng thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương; gương mẫu đi đầu để các thành viên trong gia đình, cộng đồng thôn, bản noi theo; tích cực tham gia phát triển sản xuất, kinh doanh, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, xây dựng đời sống văn hóa ở các thôn, bản ngày càng văn minh, phát triển.

Những "Nhịp cầu" nối Quốc hội với cử tri là dân tộc thiểu số - Ảnh 12.

Ông Nguyễn Thế Tuân, Phó bí thư Thường trực, Chủ tịch HĐND xã khẳng định: Những người như ông Cơn có vai trò hết sức quan trọng trong đồng bào dân tộc thiểu số, là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền địa phương với quần chúng Nhân dân, là nhân tố của tinh thần đoàn kết. Họ là người được đồng bào dân tộc bầu ra, tín nhiệm, là người nắm được phong tục, tập quán, văn hóa của địa phương, có mối liên hệ chặt chẽ và ảnh hưởng tích cực tới sự phát triển cộng đồng dân cư trong vùng dân tộc thiểu số.

NỔI BẬT TRANG CHỦ