Trong số các quốc gia lần đầu tiên có HCV Olympic, bao gồm cả Việt Nam với chiến công thuộc về xạ thủ Hoàng Xuân Vinh Đến ngày thi đấu áp chót của đại hội, có thêm 4 quốc gia lần đầu tiên giành HCV Olympic trong lịch sử nước mình, đó là Bahrain, Bờ Biển Ngà, Jordan và Tajikistan, nâng tổng số nước có HCV Thế vận hội lần đầu tiên trong lịch sử lên thành 9 nước. Đến ngày thi đấu áp chót của đại hội, có thêm 4 quốc gia lần đầu tiên giành HCV Olympic trong lịch sử nước mình, đó là Bahrain, Bờ Biển Ngà, Jordan và Tajikistan, nâng tổng số nước có HCV Thế vận hội lần đầu tiên trong lịch sử lên thành 9 nước.
Olympic Rio 2016 là kỳ Thế vận hội cực kỳ thành công với hàng loạt quốc gia vốn từ trước đến giờ chưa hề gây tiếng vang, chưa đủ sức giành HCV. Thế nhưng, ở Brazil những ngày vừa qua, họ đã làm được điều mà hàng trăm năm qua, họ chưa làm được.
Trong số các quốc gia lần đầu tiên có HCV Olympic, bao gồm cả Việt Nam cùng xạ thủ giờ đã trở nên nổi tiến khắp thế giới Hoàng Xuân Vinh. Danh sách 9 quốc gia lần đầ tiên có HCV:
1/ Bahrain: Ruth Jebet (HCV điền kinh, 3.000m vượt chướng ngại vật). Dân số của Bahrain là 1,4 triệu người, thành tích tốt nhất trong lịch sử trước Olympic Rio 2016 là 1 HCĐ tại London 2012. Số năm không có HCV là 32 (tính từ lần đầu tiên tham dự năm 1984).
2/ Fiji: HCV môn rugby 7 người. Dân số là 900.000 người. Trước đây Fiji chưa từng giành huy chương Thế vận hội. Số năm không có HCV là 60 năm (tham dự từ Olympic 1956).
3/ Bờ Biển Ngà: Cheick Sallah Cisse (HCV Taekwondo, hạng cân 80kg nam). Dân số 20,6 triệu người. Thành tích tốt nhất trước Rio 2016 là HCB tại Los Angeles 1984. Số năm không có HCV là 52.
4/ Jordan: Ahmad Abughaush (Taekwondo, hạng cân 68kg nam). Dân số 9,5 triệu người. Jordan chưa từng giành huy chương Olympic. Số năm không có HCV là 36 năm.
5/ Kosovo: Majlinda Kelmendi (Judo, hạng 52kg nữ). Dân số 1,8 triệu người. Kosovo chưa hề đoạt huy chương Olympic. Đây cũng là lần đầu tiên Kosovo tham dự 1 kỳ Thế vận hội.
6/ Puerto Rico: Monica Puig (quần vợt đơn nữ). Dân số 3,7 triệu người. Thành tích tốt nhất từng có được là HCB tại 2 kỳ Olympic 1984 và 2012. Số năm không có HCV là 68 (tính từ Olympic 1948).
7/ Singapore: Schooling (bơi, nội dung 100m bướm nam). Dân số hơn 5,5 triệu người. Thành tích tốt nhất ở các kỳ Olympic trước là HCB. Số năm không có HCV Thế vận hội là 68 năm (tính từ lần đầu tham dự năm 1948).
Schooling gây sửng sốt thế giới khi đánh bại siêu kình ngư Michael Phelps trên đường đua xanh
8/ Tajikistan: Dilshop Nazarov (điền kinh, nội dung ném búa). Dân số 8,8 triệu người. Thành tích tốt nhất trong quá khứ là HCB Olympic Bắc Kinh 2008. Số năm không có HCV là 20 năm.
9/ Việt Nam: Hoàng Xuân Vinh (bắn súng, nội dung 10m súng ngắn hơi nam). Dân số 94 triệu người. Thành tích tốt nhất trong quá khứ là HCB Olympic Sydney 2000 (Trần Hiếu Ngân trong môn Taekwondo) và 2008 (Hoàng Anh Tuấn ở môn cử tạ).
Vẫn còn tới 66 quốc gia (tính theo số lượng các đoàn tham dự Olympic Rio 2016) chưa giành được HCV Thế vận hội, và họ phải chờ thêm ít nhất 4 năm nữa, cho đến khi Tokyo 2020 khai diễn.
Kim Điền
Theo Dân trí