(Cinet) – Cuộc thi viết “Những tấm gương bình dị mà cao quý” là một trong những hoạt động thiết thực thể hiện niềm tin về sức sống, sự lan tỏa của tư tưởng Hồ Chí Minh trong xã hội đương đại, đồng thời cũng là cách thiết thực để các nhà báo học tập và làm theo Bác.
Đông chí Võ Văn Thưởng phát biểu tại lễ trao giải |
Mỗi người tốt, mỗi việc tốt là một bông hoa đẹp
Tối 8/6/2017, lễ trao giải Cuộc thi viết “Những tấm gương bình dị mà cao quý” lần thứ 8 và Chương trình giao lưu-nghệ thuật “Ngời sáng những người con trung hiếu” đã diễn ra tại Cung Hữu nghị Việt Xô, Hà Nội.
Tham dự chương trình có đồng chí Võ Văn Thưởng - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; đồng chí Hà Đăng – nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Trưởng Ban Tư tưởng văn hóa Trung ương; trung tướng Nguyễn Trọng Nghĩa - Ủy viên Trung ương Đảng, ủy viên Quân ủy Trung ương, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; đồng chí Nguyễn Thế Kỷ - Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam; đồng chí Phạm Văn Linh – Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; đồng chí Nguyễn Thị Hồng – Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; đồng chí Hồ Quang Lợi – Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; đồng chí Thiếu tướng Phạm Văn Huấn – Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập Báo Quân đội Nhân dân, Trưởng Ban Tổ chức; đại biểu đại diện các Ban, Bộ ngành Trung ương, Quốc hội, đại biểu đại diện các tác giả tham dự cuộc thi viết “Những tấm gương bình di mà cao quý” lần thứ VIII năm 2016-2017.
Được phát động từ tháng 3/2016, cuộc thi viết “Những tấm gương bình dị mà cao quý” do Báo Quân đội Nhân dân tổ chức lần thứ VIII đã nhận được hàng trăm tác phẩm của các tác giả chuyên nghiệp và không chuyên trong cả nước, phát triển và tôn vinh những các nhân, tập thể tiêu biểu trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Nhiều tác phẩm có chất lượng tốt, đã được chọn đăng trên các ấn phẩm của Báo Quân đội nhân dân tạo hiệu ứng dư luận tích cực, góp phần đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước trong các tầng lớp nhân dân.
Ban Tổ chức trao giải cho các tác phẩm đạt giải |
Đồng chí Võ Văn Thưởng – Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương nhận định: Cuộc thi viết “Những tấm gương
1 Giải nhất được trao cho tác phẩm: “Dì Mười 25 năm lặng thầm làm việc nghĩa” (tác giả Mai Thắng). 2 giải nhì gồm: “Cựu xã đội trưởng và hơn 14.000 lá thư cung cấp thông tin về liệt sĩ” (Hoàng Thành); “Lương y Phạm Văn Tấn và phương pháp chữa bệnh độc đáo” (Nguyễn Bạch Dương). 3 giải ba gồm: “Người mẹ khổng lồ” (Nguyễn Mạnh Thắng); “Nơi nào khó có nữ trưởng thôn” (Lê Đào); “Tâm huyết với “dũng sĩ” nano sắt” (Nguyễn Trung Kiên). 9 giải khuyến khích gồm: “Người vì những chiếc lốp máy bay không săm” (Nguyễn Thành Trung); “Ráng làm hết sức mình để đền ơn đáp nghĩa” (Hồng Vân); “Nữ nhân viên “có duyên” mang lại niềm vui cho hành khách” (Nguyễn Minh Long); “Chị cả” kết nối cộng đồng người Việt ở Ma-lai-xi-a” (Mai Hồng); “Nữ đảng viên hai lần hiến đất làm đường” (Nguyễn Văn Công); “Thầy mốt ở Sa Đéc” (Trần Thị Thúy An); “Sống hết mình vì nghĩa tình đồng đội” (Nguyễn Thị Kim Loan); “Người tự nguyện, kiên trì bảo vệ đàn voọc quý hiếm” (Trần Văn Bình); “Vũ Thị Mến-Nghị lực sống và khát vọng cống hiến” (Hoàng Hà - Văn Phong). |
bình dị mà cao quý” lần thứ VIII 2016 – 2017 và chương trình giao lưu nghệ thuật “Ngời sáng những người con trung hiếu” là chương trình rất có ý nghĩa, do Báo Quân đội Nhân dân khởi xướng và được các nhà báo trong và ngoài quân đội, hưởng ứng suốt 8 năm qua đã góp phần tích cực vào công tác tuyên truyền, cổ vũ, động viên toàn đảng, toàn dân, toàn quân thực hiện tốt việc học tập và làm theo tấm gương tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Sau hai vòng chấm sơ khảo và chung khảo, Hội đồng giám khảo đã lựa chọn 15 tác phẩm xuất sắc nhất để Ban tổ chức trao giải. Bao gồm: 1 giải nhất, 2 giải nhì, 3 giải ba, 9 giải khuyến khích.
Lúc sinh thời Bác Hồ kính yêu thường nói “Mỗi người tốt, mỗi việc tốt là một bông hoa đẹp. Cả dân tộc là một rừng hoa đẹp”. Những tác phẩm đạt giải trong Cuộc thi viết “Những tấm gương bình dị mà cao quý” đều kể về mỗi người tốt, mỗi việc tốt, về câu chuyện cảm động, rất đời thường, rất thực tế về những việc làm theo gương Bác, về ý chí và quyết tâm vượt qua mọi khó khăn hoàn thành nhiệm vụ về tinh thần phục vụ nhân dân, về ý thức trách nhiệm, về đức hy sinh, lòng dũng cảm, nhân ái, yêu thương con người và đạo đức cách mạng “ cần, kiệm, liêm, chính, trí, công, vô, tư”.
Trách nhiệm của nhà báo trong việc khẳng định niềm tin về sức sống, sự lan tỏa của tư tưởng Hồ Chí Minh trong xã hội đương đại
Chương trình nghệ thuật "Ngời sáng những người con trung hiếu" |
Năm 2017, Cuộc thi viết “Những tấm gương bình dị mà cao quý” được tổ chức nhằm góp phần triển khai thực hiện hiệu quả Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, kỷ niệm 69 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc-Ngày truyền thống thi đua yêu nước (11-6-1948/11-6-2017), kỷ niệm 92 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21-6-1925/21-6-2017) và hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27-7-1947/27-7-2017). Sau 8 lần tổ chức và trao giải, cuộc thi viết “Những tấm gương bình dị mà cao quý” đã trở thành một cuộc thi uy tín, có ý nghĩa, và ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống xã hội.
Những tác phẩm báo chí tham dự cuộc thi đã phản ánh chân thật, sinh động nhiều tấm gương tiêu biểu của cán bộ, Đảng viên của người dân thuộc các ngành nghề, lĩnh vực đang âm thầm cống hiến cho đất nước, cho cộng đồng, khẳng định đầy sức thuyết phục rằng việc học tập và làm theo tấm gương tư tưởng và đạo đức của Bác Hồ đang diễn ra đầy sức sống bằng những người thật, việc thật, chân thật, giản dị và có ý nghĩa lớn lao.
Bằng cách ấy những nhà báo đã chuyển tải đến chúng ta câu chuyện về những người tốt, việc tốt, góp thêm một lời khẳng định, một niềm tin về sức sống, sự lan tỏa của tư tưởng Hồ Chí Minh, đặc biệt là đạo đức Hồ Chí Minh, phong cách Hồ Chí Minh trong xã hội, đồng chí Võ Văn Thưởng cho biết.
Giao lưu với các khách mời |
Trong thực tế còn rất nhiều những tập thể, cá nhân đang kiên trì và học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh bằng những việc làm cụ thể, và nhiều tấm gương sáng bằng những việc làm cao quý mà bình dị, những việc làm nhỏ nhưng ý nghĩa lớn lao mà chưa phát hiện, chưa được tôn vinh. Trong công cuộc xây dựng Tổ quốc ngày hôm nay, các nhà báo chính là người phát hiện, phản ánh góp phần động viên, cổ vũ tích cực mặt tốt trong xã hội, trong mỗi con người, đồng thời tích cực đấu tranh với những mặt xấu, những biểu hiện còn tiêu cực.
Đồng chí Võ Văn Thưởng khẳng định, việc học tập và làm theo tấm gương tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh là công việc thường xuyên, là việc lâu dài theo tinh thần chỉ thị 05 của Bộ Chính trị khóa XII.
Ông đề nghị các cơ quan thông tấn, báo chí tiếp tục có những cách làm mới sáng tạo, phù hợp như cuộc thi viết “Những tấm gương bình di mà cao quý”. Đây cũng là cách thiết thực để các Nhà báo học tập và làm theo Bác./.
Gia Linh