(Tổ Quốc) - Đến nay, các cơ quan, đơn vị liên quan của tỉnh Ninh Bình đã ban hành văn bản và đang tích cực vào cuộc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 theo Nghị quyết 68/NQ-CP và Quyết định 23/2021/QĐ-TTg.
Ông Lâm Xuân Phương, Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Ninh Bình cho biết, để triển khai hiệu quả Nghị quyết 68/NQ-CP và Quyết định 23/2021/QĐ-TTg, ngày 22/7/2021, UBND tỉnh Ninh Bình đã ban hành Văn bản chỉ đạo số 425/UBND-VP6 về triển khai chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid - 19, giao nhiệm vụ cho các Sở, ngành; UBND các huyện, thành phố tổ chức thực hiện.
Đồng thời, Sở cũng trình HĐND tỉnh (Tờ trình số 107/TTr-UBND ngày 28/7/2021 của UBND tỉnh) về việc ban hành Nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ đối với người lao động không có giao kết hợp đồng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình…
Cùng với đó, Sở đã ban hành Văn bản số 1138/LĐTBXH-LĐVL ngày 13/7/2021 hướng dẫn UBND các huyện, thành phố rà soát người lao động tự do gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh, đồng thời đề nghị Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch rà soát viên chức hoạt động nghệ thuật, rà soát hướng dẫn viên du lịch; đề nghị Sở Công Thương, Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh và UBND các huyện, thành phố rà soát người sử dụng lao động và người lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19…
Văn bản của Sở cũng đồng thời, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị khác triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
Tính đến ngày 31/7/2021, tỉnh đã xác định được 223 hướng dẫn viên du lịch được Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Bình cấp thẻ; 9.326 lao động tự do bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19; 240 người thực hiện cách ly y tế để phòng, chống dịch Covid-19 (F1) theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền; 153 trường hợp là trẻ em (người dưới 16 tuổi theo quy định của Luật Trẻ em) cách ly y tế để phòng, chống Covid-19 (F1) theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền. Số người sử dụng lao động bị ảnh hưởng do đại dịch Covid-19 là 349 cá nhân, đơn vị; số người lao động có giao kết hợp đồng lao động bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 là 2.177 người.
Về chính sách hỗ trợ người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương, ngày 31/7/2021, ngay sau khi nhận được văn bản thẩm định kinh phí của Sở Tài chính, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Ninh Bình đã trình UBND tỉnh đề nghị phê duyệt kinh phí hỗ trợ 38 người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương của Công ty TNHH mầm non Việt Thắng (thành phố Tam Điệp) với tổng kinh phí là 178.125.000 đồng.
Bên cạnh đó, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cũng đã tiếp nhận, thẩm định hồ sơ và đề nghị Sở Tài chính thẩm định kinh phí hỗ trợ người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương của 02 đơn vị: Trường mầm non SUNSHINE và Trường mầm non Hà Phương (huyện Kim Sơn) với tổng số tiền là 57.520.000 đồng. Trong đó: hỗ trợ 12 người lao động hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương, kinh phí 44.520.000 đồng; hỗ trợ 02 người lao động hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương đang mang thai, số tiền 2.000.000 đồng; hỗ trợ 11 trẻ em dưới 6 tuổi do người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương đang nuôi dưỡng với số tiền 11.000.000 đồng.
Tỉnh cũng đã rà soát được 9.326 người lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, trong đó có 223 hướng dẫn viên du lịch và 153 trẻ em dưới 16 tuổi phải thực hiện cách ly y tế để phòng dịch.
Về chính sách hỗ trợ người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương: Ngày 31/7/2021, ngay sau khi nhận được văn bản thẩm định kinh phí của Sở Tài chính, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Ninh Bình đã trình UBND tỉnh đề nghị phê duyệt kinh phí hỗ trợ 38 người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương của Công ty TNHH mầm non Việt Thắng (thành phố Tam Điệp) với tổng kinh phí là 178.125.000 đồng.
Bên cạnh đó, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cũng đã tiếp nhận, thẩm định hồ sơ và đề nghị Sở Tài chính thẩm định kinh phí hỗ trợ người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương của 02 đơn vị: Trường mầm non SUNSHINE và Trường mầm non Hà Phương (huyện Kim Sơn) với tổng số tiền là 57.520.000 đồng. Trong đó: hỗ trợ 12 người lao động hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương, kinh phí 44.520.000 đồng; hỗ trợ 02 người lao động hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương đang mang thai, số tiền 2.000.000 đồng; hỗ trợ 11 trẻ em dưới 6 tuổi do người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, nghỉ việc không hưởng lương đang nuôi dưỡng với số tiền 11.000.000 đồng.
Tỉnh cũng đã rà soát được 9.326 người lao động không có giao kết hợp đồng lao động (lao động tự do) bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, trong đó có 223 hướng dẫn viên du lịch và 153 trẻ em dưới 16 tuổi phải thực hiện cách ly y tế để phòng dịch.
Các đối tượng là lao động tự do được hỗ trợ lần này được mở rộng, số tiền hỗ trợ cũng cao hơn, như: Người bán hàng rong, gom rác phế liệu, bán vé số, chở xe ôm, xích lô chở khách đến những người làm việc tại các hộ kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống, lưu trú, du lịch, chăm sóc sức khỏe (bao gồm cả bảo vệ) đều được chính sách hỗ trợ.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Ninh Bình sẽ nỗ lực để các đối tượng được thụ hưởng nhanh nhất và kịp thời nhất. Không để xảy ra tiêu cực, trục lợi theo đúng Nghị quyết của Chính phủ. Tổ thẩm định của Sở sẽ thực hiện công minh, khách quan, xem xét từng đối tượng.