• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Nói không với linh vật ngoại lai: Chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức

Văn hoá 16/10/2017 06:02

(Tổ Quốc) - Sau 3 năm thực hiện công văn 2662 về việc không sử dụng biểu tượng, sản phẩm, linh vật không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam, điểm đáng mừng là nhận thức trong xã hội đã có chuyển biến mạnh mẽ.   Sau 3 năm thực hiện công văn 2662 về việc không sử dụng biểu tượng, sản phẩm, linh vật không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam điểm đáng mừng là nhận thức trong xã hội đã có chuyển biến mạnh mẽ.   Sau 3 năm thực hiện công văn 2662 về việc không sử dụng biểu tượng, sản phẩm, linh vật không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam điểm đáng mừng là nhận thức trong xã hội đã có chuyển biến mạnh mẽ.  

Nhận được sự đồng thuận cao

Trong vòng 20 năm trở lại đây, văn hóa nước ngoài tràn vào Việt Nam trở thành làn sóng mạnh mẽ, người dân tiếp thu nhanh chóng bởi sự sẵn có, rẻ tiền, tiện dụng cũng như hợp với tâm lý của người trong thời kỳ kinh tế hàng hóa - kinh tế thị trường. Đặc biệt, nổi lên là sự tiếp thu mạnh mẽ văn hóa của các nước trong khu vực. Trào lưu xây dựng các công trình kiến trúc tâm linh, khu vui chơi giải trí sao chép mẫu hình của Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản nở rộ. Đáng lo ngại hơn cả là sự phá vỡ cảnh quan, hủy hoại các di sản văn hóa truyền thống Việt Nam, sử dụng tùy tiện các sản phẩm biểu tượng xa lạ với văn hóa người Việt, tạo nên hình ảnh văn hóa Việt Nam méo mó sai lạc. Khá nhiều du khách nước ngoài, kể cả du khách Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc… ngỡ ngàng khi thấy người Việt Nam sử dụng các sản phẩm văn hóa, biểu tượng của một quốc gia khác. Bản sắc văn hóa Việt Nam có nguy cơ bị mờ nhạt, bị hòa tan trong dòng chảy hội nhập.

Trước tình hình đó, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm đã tham mưu, để xuất với Lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) ban hành công văn số 2662/BVHTTDL-MTNATL (CVS 2662) về việc không sử dụng không sử dụng biểu tượng, sản phẩm, linh vật không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam (Công văn do Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên ký, ban hành ngày 8 tháng 8 năm 2014).

Sau khi ban hành, văn bản này đã nhận được sự đồng thuận cao của dư luận xã hội. Sự kiện này đã được nhiều cơ quan báo chí, truyền thông bầu chọn là sự kiện văn hóa tiêu biểu trong năm 2014.

Sau khi CV số 2662 được ban hành, trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội… liên tục có nhiều bài viết đưa tin, trao đổi, tỏ thái độ và ý kiến đồng tình ủng hộ chủ trương của Bộ VHTTDL không sử dụng biểu tượng, sản phẩm, linh vật không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam. Nhiều cơ quan truyền thông luôn bám sát những vấn đề CV 2662 đã nêu để tuyên truyền. Nhiều nhà nghiên cứu đã có những bài viết, trao đổi, phân tích rõ sự cần thiết phải bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của dân tộc, loại bỏ yếu tố lai căng không phù hợp với thuần phòng mỹ tục Việt Nam.

Nhiều triển lãm với chủ dề về linh vật thuần Việt được tổ chức (ảnh minh họa)

 

Thời điểm đó, Nhà nghiên cứu Trương Ngọc Tường băn khoăn: "Linh vật Việt Nam không thiếu, có kiểu dáng và màu sắc hết sức đa dạng. Con nghê, kỳ lân, chó đá của nước ta đã qua chọn lọc từ các nền văn hóa Ấn Độ, Trung Quốc. Những loại sư tử đá của Việt Nam xuất hiện từ thời Lý, Lê, Trần, Nguyễn thường được đặt dưới bệ Phật. Việt Nam có hàng nghìn năm văn hiến, hình thành biết bao loại linh vật thiêng liêng nhưng chúng ta lại không sử dụng mà đi lấy nguyên xi kiểu mẫu của nước ngoài về thờ tự. Chẳng khác nào, dân ta rước tổ tiên nước khác về thờ cúng và cầu bình yên".

Các nhà nghiên cứu đều nhận định, chủ trương trên là rất cần thiết để giữ gìn văn hóa truyền thống, “đánh bật” sự xâm lăng văn hóa ngoại lai vốn đã vào nước ta cả vô thức lẫn có ý thức. Vì thế, nhiều bộ, ngành, địa phương cùng báo chí đều ủng hộ.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng có công văn về việc không bài trí, đồng thời, di dời các linh vật không phù hợp với mỹ thuật truyền thống Việt Nam ra khỏi các nơi thờ tự. Riêng TP Hà Nội đã di chuyển gần 200 tượng sư tử đá ngoại lai khỏi các di tích.

Bên cạnh đó, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm cũng có những hoạt động làm rõ hơn tinh thần của công văn, giúp công văn 2662 đi vào đời sống một cách hiệu quả hơn nữa thông qua nhiều hoạt động như triển lãm tại Hà Nội, Đà Nẵng về các linh vật thuần Việt giúp nhân dân có thể tìm hiểu, phân biệt rõ linh vật Việt với linh vật ngoại lai.

Một số bảo tàng cũng đã triển lãm nhiều mẫu tượng sư tử, nghê của các thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn để nhân dân tiếp cận.

Sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức

Sau khi công văn 2662 ban hành, việc sử dụng, trưng bày, sản xuất, cúng tiến các biểu tượng, linh vật đã được xem xét lạ một cách cẩn trọng, nghiêm túc, khoa học. Những vấn đề liên quan tới kiến thức về lịch sử, văn hóa, thẩm mỹ… của cá nhân và cộng đồng đều được nhìn nhận từ những khía cạnh mà công văn  2662 đã đề cập tới. Vấn đề sử dụng biểu tượng trang trí, hay sản phẩm văn hóa nước ngoài, vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị di săn văn hóa dân tộc trong giai đoạn giao lưu và hội nhập quốc tế đã được bàn luận sôi nổi trên các diễn đàn.

Tại các địa phương, nhiều di tích bày đặt sư tử đá kiểu Trung Quốc, đèn đá kiểu Nhật Bản, lư hương đá, các đồ thờ, đồ trang trí không nằm trong danh mục hồ sơ xếp hạng di tích đã tự di dời, gỡ bỏ. Như đình Hồi Quan (xã Tương Giang, Từ Sơn, Bắc Ninh) đã loại bỏ hoàn toàn các hiện vật bày đặt không đúng.

Đặc biệt, tại đền Và (Sơn Tây, Hà Nội), có tượng sư tử đá bày đặt trước cổng vi phạm Luật Di sản văn hóa. Qua thời gian tuyên truyền, đầu năm 2016, đôi tượng sư tử đá này đã được chủ nhân chủ động di dời ra khỏi di tích.

Nhiều nơi đã chuyển những linh vật không phù hợp di tích (ảnh minh họa)

 

Đến nay, theo Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm, sau 3 năm triển khai thực hiện công văn 2662, đã có những chuyển biến tích cực trong việc làm lành mạnh hóa môi trường văn hóa, thẩm mỹ. Đặc biệt, nhiều công sở, nhà dân đã tự động di dời các biểu tượng, linh vật ngoại lai, không phù hợp. Nhiều người đã tự trang bị kiến thức về lịch sử, thẩm mỹ truyền thống để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và hưởng thụ văn hóa theo xu hướng tìm về bản sắc dân tộc.

Hầu như không còn tình trạng sản xuất, cung tiến, bày đặt, đồ thờ trong di tích, đại bộ phận các tầng lớp xã hội đã nhận thức rõ về vấn đề sử dụng biểu tượng, linh vật, đặc biệt sử dụng phục vụ tâm linh. Các làng nghề mỹ nghệ đã chuyển sang sản xuất các sản phẩm truyền thống. Hiện tượng cung tiến tràn lan vào di tích đã không còn, đặc biệt, đã chấm dứt cung tiến mới tượng sử tử đá ngoại lai vào các di tích đã được xếp hạng. Tại các tỉnh phía Bắc từ Thanh Hóa trở ra, tượng sư tử đá, tì hưu của Trung Quốc đã dần được người dân loại bỏ không trưng bày trong tư gia, thay thế sử dụng bày đặt tượng nghê truyền thống.

Đây là một trong những thành công của ngành văn hóa trong thời gian qua, khi mà nhận thức của người dân về thẩm mỹ văn hóa dân tộc được nâng lên một cách rõ rệt đồng nghĩa với việc các di tích, di sản văn hóa được giữ gìn đúng với truyền thống, chống lại sự "xâm lăng" của ngoại lai./.

Bài 2: Nói không với linh vật ngoại lai: Chuyên gia hiến kế 

Dạ Minh

NỔI BẬT TRANG CHỦ