(Cinet) – Một năm sau trong vai trò Phó giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ, NSƯT Sĩ Tiến đã dành cho PV những chia sẻ về sự thuận lợi, khó khăn ở trọng trách mới này.
(Cinet) – Sau khi nhận quyết định bổ nhiệm Phó giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ, NSƯT Sĩ Tiến đã có một năm trong vai trò mới này. Mới đây, anh đã dành một khoảng thời gian ngắn để chia sẻ với phóng viên về sự thuận lợi, khó khăn ở trọng trách mới.
+Từ một diễn viên, sau đó anh lên nhận vị trị Phó giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ, vậy anh có gặp những thuận lợi và khó khăn nào?
- Thú thật khi làm Phó giám đốc đó là một công việc không hề liên quan đến tôi trước đây, bởi tôi xuất thân là một diễn viên, đạo diễn về dàn dựng. Khi kiêm nhiệm thêm công việc quản lý thì nghề diễn viên đã bổ trợ thêm cho tôi những thuận lợi nhất định.
Thứ nhất, với kinh nghiệm của người diễn viên lâu năm nên tôi rất hiểu tâm tư nguyện vọng của anh chị em nghệ sĩ. Ngoài ra, trong quá trình làm nghề được tiếp xúc với khán giả lâu nên nên tôi có thêm kinh nghiệm giúp công tác quản lý ngày càng hợp lý.
Khó khăn thì không tránh khỏi nhưng mình ngày càng nỗ lực đổi mới tìm kiếm. Từ khi nhận trọng trách mới đến nay đã gần một năm, cho đến thời điểm này công việc đã đi vào guồng và đảm đảm lộ trình nhà hát đang đi. Quan trọng là có những chương trình được khán giả rất đón nhận.
![]() |
+ Mới đây, vở kịch “Vở cúc xanh trên đầm lầy” của Lưu Quang Vũ do anh làm đạo diễn đã dành giải Vàng tại Liên hoan sân khấu sân khấu kịch nói toàn quốc 2018, anh có thể tiết lộ bí quyết thành công của vở diễn này?
- Tôi đã đi học thêm chuyên ngành đạo diễn từ năm 2004 – 2008, phần lớn tôi đều dựng các vở kịch thiếu nhi. Một thời gian sau đó, tôi dựng thêm những vở hài kịch. Nhưng đến năm 2017, Nhà hát có chủ chương dựng vở kịch của Lưu Quang Vũ nên tôi đã dựng vở “Hoa cúc xanh trên đầm lầy”.
Tôi rất hạnh phúc khi vở dành giải Vàng tại Liên hoan sân khấu sân khấu kịch nói toàn quốc 2018. Thành công của vở diễn là do toàn bộ ê kíp thực hiện, đặc biệt là anh em nghệ sĩ đã rất nhiệt tình, cố gắng và ủng hộ khi tôi dựng vở.
+ Những tác phẩm của Lưu Quang Vũ đều cuốn hút khán giả nhưng để dựng được một vở kịch được khán giả đón nhận là điều không dễ, trong quá trình dựng vở anh đã gặp khó khăn nào?
- Những năm gần đây, nhà hát dựng khá nhiều vở của Lưu Quang Vũ. Tưởng thuận lợi nhưng không hề đơn giản chút nào. Vì câu chuyện được tác giả viết vào giai đoạn trước của đất nước, phản ánh một cơ chế thị trường rất khốc liệt của thời kỳ bao cấp từ năm 80 đang ở giai đoạn chuyển đổi. Lưu Quang Vũ đã tìm nét phác họa thời kỳ bao cấp ở thời điểm đó. Các câu chuyện đến hôm nay vẫn phần nào phản ánh được tính thời sự. Vậy nên vở “Hoa cúc xanh trên đầm lầy” dường như không bị cũ, nội dung câu chuyện có người máy, có sự tưởng tượng, có sân ga, bến tàu….
![]() |
Khi dựng vở, tôi đã phải tước bỏ phần bao cấp. Đặc biệt, tôi đã bàn với chị Mỹ Linh (nhà biên kịp, MC của chương trình “Văn hóa – sự kiện và nhân vật –PV) vì chị Mỹ Linh rất thân với gia đình nhà văn Lưu Quang Vũ.
Sau khi bàn bạc xong, chúng tôi thống nhất đẩy câu chuyện xa hơn nhưng vẫn giữ được hồn cốt của nội dung. Vẫn nhà ga, bến tàu, nhà thí nghiệm nhưng nhân cách hóa ở tương lai. Khi câu chuyện được biên tập lại, chúng tôi đã đưa công nghệ 4.0, công nghệ nhân tạo để tiếp cận khán giả. Để khán giả khi xem có thể thấy mình cũng nằm trong câu chuyện.
Diễn viên đã có sự thay đổi trong cách diễn. Diễn viên lên sân khấu không phải hô hào, triết lý mà thay vào đó là những thông điệp nhẹ nhàng, giải mã câu chuyện. Hơn nữa, các nhân vẫn khi gặp biến cố thì ứng xử sóng gió đó như thế nào. Đã có những tác động nên đời sống nhân vật thay đổi nhưng đồng thời khán giả cũng nhìn thấy nhân vật thay đổi. Đặc biệt, khi xem khán giả sẽ không thấy sự hô hào, triết lý và nhàm chán.
+ Vở kịch “Hoa cúc xanh trên đầm lầy” đã có hàng chục đêm diễn, anh cảm thấy khán giả đón nhận vở kịch này thế nào?
- Tôi thấy mình may mắn vì đây là vở kịch của Lưu Quang Vũ viết đã có hồn cốt, tính hấp dẫn. Phải như thế nào thì các tác phẩm của ông mới sống được đến ngày hôm nay và được nhiều nhà hát dàn dựng, khán giả chỉ cần nghe tên của ông đã cảm thấy đó là vở kịch rất đáng xem.
Tác giải là người xuất chúng, trong triết lý của một câu chuyện bao giờ cũng đi kèm theo giải mã rất nhẹ nhàng, đã có lớp gây cười, lớp gây cảm xúc khác nhau trong một vở kịch.
Kịch Lưu quang vũ cài cắm rất hay và khán giả vỗ tay ầm ầm với những phân cảnh hấp dẫn trên sân khấu. Thêm vào đó, diễn viên rất đời và có nhiều kinh nghiệm để thu hút khán giả, xem nghê thuật nhưng thưởng thức được nhiều cung bậc trạng thác khác nhau.
Tôi đã nhận được rất nhiều phản hồi từ khán giả, thậm chí có những khán giả trẻ đến xem xong đã khen: 'không ngờ sân khấu lại có những vở kịch hay đến thế” .
Đã có những câu chuyện thích ứng trên sân khấu tác động vào cảm xúc khán giả đó là thành công.
+ Gắn bó với sân khấu kịch gần 30 năm, trải qua từ thời hoàn kim và dường như lụi tàn, anh có thế đánh giá sân khấu gần đây đã có sự “tái sinh”?
- Thông qua Liên hoan sân khấu kịch nói toàn quốc 2018 vừa qua, tôi thấy 27 vở thì vở nào cũng đông khán giả. Ngay các đoàn của miền Bắc vào Nam diễn sẽ luôn e ngại vì lượng khách mời cũng đã khó khắn. Tuy nhiên, vở nào cũng kín rạp. Điều này, chúng minh khán giả rất yêu sân khấu. Thế nhưng nếu bán vé thì lại là câu chuyện khác.
Nhà hát Tuổi trẻ đã bán vé và xã hội hóa từ khá lâu. Chúng tôi bán vé hàng tuần nhưng không phải chương trình nào cũng đông khách.
Khán giả rất thích sân khấu không phải không yêu. Khi xem xong họ chia sẻ rất nhiều, lên cả các trang mạng xã hội để bày tỏ sự yêu mến. Nhưng có vở diễn khán giả lại không đến. Vậy nên chúng tôi vẫn cố bằng mọi cách từ khâu chăm sóc khách hàng đến diện mạo cần thay đổi. Còn cái bên trong chúng tôi âm thầm làm nội dung thật tốt. Thêm nữa, chúng tôi phải tước bỏ cái cũ, lạc hậu đẻ khán giả đến để thưởng thức nghệ thuật, không phải đến nghe những điều không có giái trị.
+ Vậy anh thấy trong quá trình làm nghề có điều gì còn bất cập và anh có nỗi lòng nào muốn bày tỏ?
- Trong bất kỳ một quốc gia nào, hệ thống điều hành nào khi con người ta muốn thay đổi, bỏ cái cũ, đón cái mới đều gặp những điều bất cập. Khi cái cũ chưa bỏ, cái mới chưa hình thành thì điều này sẽ có sự bất cập. Nhưng chúng ta thành ý với nhau thì khán giả sẽ thụ hưởng nhiều nhất, dần dần sự bất cập sẽ mất đi.
Quan trọng nhất là ở vị trí người tiếp cận đám đông, hiểu được nhu cầu của khán giả thì chúng ta phải có vở diễn hay, ý định phải dành cho đám đông và được nhiều người để ý, từ phụ huynh, giáo viên…họ thấy vở có sức nặng lan tỏa và có định hướng….thì khán giả sẽ ủng hộ, họ sẽ đưa con cháu mình đến rạp. Bấp cập thì sẽ trôi qua.
+ Anh có thể tiết lộ hành trình cuối năm của nhà hát trong thời gian tới?
- Từ đầu nay đến giờ, chúng tôi đã làm rất nhiều việc. Đầu năm, chúng tôi dựng vở cho chương trình Tết. Tiếp đến là chuẩn bị kỉ niệm 40 năm thành lập nhà hát. Ngay sau đó là dựng vở đi thi hội diễn, từ Nam trở về, chúng tôi bắt tay vào vở thiếu nhi vào dịp 1/6. Hiện tại, chúng tôi đã chuẩn bị kế hoạch dài hơi cho nhà hát, trong đó các đoàn của Nhà hát vẫn lan tỏa đi khắp nơi ở mọi miền tổ quốc để diễn cho khán giả.
+ Dường như khá lâu anh cũng vắng bóng trên màn ảnh nhỏ, anh có ý định quay trở lại với phim truyền hình?
- Thực sự tôi rất yêu và nhớ nghề. Tôi đã không đón truyền hình khá lâu vì muốn dành toàn tâm cho sân khấu. Như bạn biết đây, phim truyền hình sẽ dài tập, mỗi lần tham gia phải mất từ ba đến 6 tháng, trong khi còn việc của nhà hát. Vậy nên tôi đều phải từ chối. Nếu có duyên và có thời gian, tôi sẽ quay trở lại nhưng chỉ dám nhận những bộ phim ngắn./.
+ Xin chân thành cảm ơn NSƯT Sĩ Tiến!