• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

NSƯT Tiến Hợi tiết lộ bí quyết thành công về các vai diễn Bác Hồ.

17/05/2018 14:03

(Cinet) – Với hơn 40 năm làm nghề, NSƯT Tiến Hợi đã có diễn rất nhiều vai diễn về Bác Hồ trong các giai đoạn lịch sử và được đông đảo khán giả yêu mến. Tiết lộ bí quyết thành công về vai diễn Bác Hồ, NSƯT Tiến Hợi tâm sự, anh đã đầu tư nghiên cứu và trau dồi rất nhiều các tư liệu về Bác.

(Cinet) – Với hơn 40 năm làm nghề, NSƯT Tiến Hợi đã có diễn rất nhiều vai diễn về Bác Hồ trong các giai đoạn lịch sử và được đông đảo khán giả yêu mến. Tiết lộ bí quyết thành công về vai diễn Bác Hồ, NSƯT Tiến Hợi tâm sự, anh đã đầu tư nghiên cứu và trau dồi rất nhiều các tư liệu về Bác.

+ Nhắc đến NSƯT Tiến Hợi, khán giả sẽ nhớ ngay đến người nghệ sĩ hóa thân thành công hình tượng về Hồ Chí Minh qua nhiều giai đoạn lịch sự, vậy nghệ sĩ có thể chia sẻ cơ duyên nào đã đưa anh đến với các vai diễn về Bác?

- Năm 21 tuổi, lúc đó tôi mới ra trường và công tác tại  Đoàn Nghệ thuật Trường Sơn quân khu 2. Tại đây, tôi đã qua một số vai diễn nhưng đến năm 1987, Đoàn quyết định dựng vở kịch "Đêm trắng" của tác giả Lưu Quang Hà, do NSND Doãn Hoàng Giang dàn dựng.

 NSƯT Tiến Hợi

Ban đầu đoàn chủ trương định mời những nghệ sĩ đóng Bác Hồ về tham gia cho vở diễn này. Nhưng mượn các nghệ sĩ khác có nhiều bất cập, vậy nên ban lãnh đạo đã họp và đưa đến quyết định sẽ tìm một nghệ sĩ ngay trong đoàn sẽ tốt hơn.

Ngay sau đó, tôi và một diễn viên khác được gọi để thử vai. Ban đầu là chúng tôi đi thử hóa trang. Thời điểm đó, tôi mới có 28 tuổi, lại rất gầy, người dong dỏng, cao 1m7 nặng khoảng 53 kg. Tôi và một bạn diễn viên nữa đã đi gặp NSƯT Nhữ Đình Nguyên, một nghệ sĩ hóa trang số 1 của Hãng phim truyện Việt Nam để hóa trang rồi chụp ảnh đối chiếu. Trong hai người, tôi lợi thế hơn, hóa trang nhanh mà chụp ảnh thử thì thấy có nét hao hao giống.

Tôi vẫn nhớ, NSƯT Nhữ Đình Nguyên nói: "Tiến Hợi là người toát lên thần thái ánh mắt, khuôn mặt rất lợi thế để đóng vai Bác, lại thêm dáng người dong dỏng rất phù hợp với bối cảnh vở diễn kịch vào những năm đó".

Sau khi hóa trang xong, tôi may mắn được đoàn chọn làm vai diễn về Bác Hồ. Tôi và ê kíp vở kịch “Đêm trắng” đã có 2 tháng tập luyện. Sáng tôi tập cùng các bạn diễn và đạo diễn – NSND Doãn Hoàng Giang, đêm về thì tôi nghiên cứu tư liệu về Bác và nghe băng.

 NSƯT Tiến Hợi trong vai diễn về Bác

Khi được nhận vai, tôi đã rất căng thẳng và áp lực. Bởi tôi chưa có nhiều kinh nghiệm diễn, lại không sống trong thời đạn bom. Vậy nên tôi đã rất lo lắng.

Đêm duyệt đầu tiên ra mắt tại Nhà Hát Lớn Hà Nội. Hôm đón tiếp mời quan khách của Bộ Chính trị, các đồng chí  Ủy viên Trung ương Đảng, và những lãnh đạo quân đội về dự. Ngồi ở hàng ghế khán giả có Đại tướng Võ Nguyên Giáp, bác Vũ Kì, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, bác Đỗ Mười…Buổi duyệt đầu tiên ấy đã thành công, cảm xúc lúc đấy đến bây giờ tôi không bao giờ có thể quên được. Tình cảm của khán giả dành cho nghệ sĩ dạt dào, sâu lắng lắm.

NSƯT Tiến Hợi trong một chương trình truyền hình

Tôi diễn hết mình say sưa bằng toàn bộ khả năng diễn xuất của tôi, bằng lòng kính trọng vô bờ đối với Bác, bằng cả tình yêu say mê của thời tuổi trẻ lần đầu đảm nhận vai diễn lớn. Tôi nhớ, khi tôi mới ra sân khấu thì ở dưới khán giả dâng trào nước mắt, và họ không kìm được nước mắt.

Khi vở diễn kết thúc, tôi ra chào khán giả thì toàn bộ khán giả đứng lên vỗ tay. Sau đó , Đại tướng Võ Nguyên Giáp lên tặng hoa cho tôi. Miệng Đại tướng cười nhưng nước mắt rung tưng và Đại tướng chỉ nói được hai từ: "Cảm ơn! Cảm ơn!". Đồng thời, bác Vũ Kì là người đã từng ở cạnh Bác, là thư kí của Bác, vào phòng hóa trang của tôi, chờ tôi tẩy trang xong, ông ôm tôi khóc, vỗ vai tôi nói: "Tốt quá! Tốt quá! Cảm ơn nghệ sĩ. Cậu trẻ thế này mà cậu thể hiện được thần thái của Bác. Tôi xem, tôi xúc động quá!".

 NSƯT Tiến Hợi đã làm nên tên tuổi của mình với khán giả qua hàng loạt vai diễn về Bác

Với thành công của vai diễn này, tôi đã nhanh chóng được các đạo diễn khác từ sân khấu đến điện ảnh mời vào các vai Bác Hồ trong thời kỳ lịch sử khác nhau.

+ Vậy cho đến thời điểm này, nghệ sĩ đã hóa hóa thân bao nhiêu lần về Hồ Chí Minh?

- Cho đến thời điểm này, tôi đã có hơn 40 lần tham gia các vai diễn về Bác Hồ. Từ sân khấu đến điện ảnh. Diễn hàng trăm lần về vai diễn Bác Hồ.

Vở diễn “Đêm trắng” đã được diễn hơn 300 buổi diễn. Sau đó, tôi đã chuyển công tác về Nhà hát kịch Hà Nội cho đến nay.

Ngày sau đó, tôi được đạo diễn Long Vân mời tham gia bộ phim điển ảnh có tên “Hẹn gặp lại sài gòn”. Đây là bộ phim đầu tiên tôi tham gia ở lĩnh vực điện ảnh, cũng là lần đầu tiên tôi hóa thân vào và hình tượng Nguyễn Tất Thành năm 20 tuổi, trong khi ngoài đời tôi đã 31 tuổi. Tiếp theo sau đó là phim “Hà Nội mùa đông năm 1946”, vở kịch hát “Xin lãnh án tử hình….

 NSƯT Tiến Hợi trong một vai diễn khác trên sân khấu của Nhà hát kịch Hà Nội

Những năm tiếp theo, tôi liên tục được nhiều đoàn đã mời tham gia các vở diễn khác của khác với hình tượng về Hồ Chí Minh.

Năn 2013, tôi đã được kỷ lục Việt Nam ghi tên vào danh sách “Nghệ sĩ thể hiện thành công nhiều hình tượng bác Hồ nhất.

+ Vậy nghệ sĩ có thể tiết lộ bí quyết thành công khi hóa thân vào nhân vật Bác Hồ?

- Không chỉ tôi, mà bất kể một diễn viên nào cũng vậy, khi được giao vai diễn dù là ngắn hay dài đều phải đầu tư thời gian nghiên cứu, trau dồi kiến thức.

Lần đầu tiên được giao vai diễn về Bác trong vở kịch “Đêm trắng” tôi vừa mừng, vừa lo lắng và áp lực.

 “Đêm trắng” là vở kịch đầu tiên nói về Bác Hồ sâu đậm nhất và đi vào chi tiết nhất, và so với tất cả các vở diễn khác trước đây Bác Hồ thể hiện tính cách rõ nét nhất. Vở kịch được lấy từ một câu chuyện có thật trong cuộc kháng chiến chống Pháp vào giai đoạn năm 1947 - 1950, Bác Hồ đã phải quyết định xử tử một đại tá quân nhu khi ông này mắc tội biển thủ công quỹ nhà nước.

Tôi luôn nghĩ, câu chuyện kịch quá hay liệu mình có hoàn thành được trách nhiệm cao cả này không? Những nghệ sĩ đi trước cũng đã thành công, liệu mình có được như họ? Khán giả có chấp nhận mình đóng vai Bác hay không? Những câu hỏi và cảm xúc hỗn độn cứ váng vất trong đầu người diễn viên trẻ.

Vậy nên tôi đã lao vào nghiên cứu và tìm hiểu các tư liệu viết về Bác, nghe rất nhiều băng Bác đọc Bản tuyên ngôn độc lập, nghe Bác nói chuyện với người dân….

Mỗi một vở kịch, bộ phim về Bác đều có những giai đoạn lịch sử khác nhau. Tôi phải nghiên cứu từng chi tiết. Trong đó là thần thái, động tác để thể hiện lên được dân giã, đời thườn , dung dị, mộc mạc nhưng phải có tính kiên quyết.

Ngoài phong cách, tôi phải cần luyện giọng nói, phải cố gắng để khi nói ra thì có chất giọng tương đối giống Bác.

Hồ Chí Minh sáng mãi trong lòng người dân Việt Nam, Bác là danh nhân văn hóa mà mình chỉ là một nghệ sĩ bé nhỏ. Đây là điều rất áp lực để tôi cố gắng.  Hơn nữa, phong cách diễn của mình phải khác với những người nghệ sĩ khác. Phải để khán giả nhận thấy là Bác Hồ chứ không phải là ai khác.

+ Với hơn 40 năm làm nghề và đã đóng hàng trăm lần vai diễn Bác Hồ, nghệ sĩ đã học tập được gì về tư tưởng Hồ Chí Minh?

- Toàn dân Việt Nam đều học và làm theo tấm gương tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh.

Tôi là nghệ sĩ đã may mắn nên đã đóng vai Bác Hồ từ những ngày đầu mới ra trường nên tư tưởn, đạo đức về Hồ Chí Minh đã thấm đậm vào trong con người và trái tim tôi lúc nào không hay.

Tôi luôn nhắc nhở gia đình, con cái hãy hòa mình cùng cộng đồng và sống chân chất, mộc mạc, trung thực và thẳng thắn. Đó là cách tôi học của Bác, sống khiêm tốn nhưng phải rõ ràng, dứt khoát.

+ Xin chân thành cảm ơn NSƯT Tiến Hợi!

Ngô Đồng (thực hiện)

 

 

NỔI BẬT TRANG CHỦ