(Tổ Quốc) - Thế vận hội Olympic 2020 tại Tokyo sẽ là thông điệp ý nghĩa về sự gắn kết và đoàn tụ của mọi người trên toàn thế giới.
Ban Tổ chức Thế vận hội Olympic 2020 sẽ tổ chức chọn thành phố Fukushima là nơi tổ chức một vài môn thi đấu nhằm thu hút sự chú ý của thế giới tới mảnh đất đã từng chịu nặng nề của thiên tai.
Fukushima đã từng chịu thiệt hại nặng nề của thảm hoạ hạt nhân và động đất 2011.Trong một bài phát biểu vào năm ngoái, Trưởng Ban tổ chức Yoshihiro Mori đã cam kết đảm bảo rằng cuộc chạy tiếp sức rước ngọn đuốc Thế vận hội Olympic và Paralympic sẽ ghé thăm một số khu vực bị ảnh hưởng bởi thiên tai trên khắp đất nước Nhật Bản.
Tại Diễn đàn Thế giới về Thể thao và Văn hóa, ông Mori, cựu Thủ tướng Nhật Bản đã nói rằng chiếc vạc lửa từ Thế vận hội Olympic ở thủ đô có thể tìm thấy nơi yên nghỉ cuối cùng của nó ở khu vực chịu thiệt hại của vụ thiên tai.
Điều đó diễn ra sau khi Chủ tịch Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) Thomas Bach và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã đồng ý rằng thành phố Fukushima, bị tàn phá sau một vụ thiên tai tồi tệ nhất trong lịch sử tàn phá vào năm 2011, nên đăng cai một số sự kiện tại Thế vận hội Olympic Tokyo 2020.
Chủ tịch Thế vận hội Tokyo 2020 Yoshiro Mori thông báo rằng tỉnh Fukushima sẽ tổ chức các trận bóng chày và bóng mềm tại Olympic Tokyo 2020.
“Thông qua các trận đấu bóng chày, Fukushima sẽ có sân thi đấu lớn đã đại tu và hoàn thiện sau động đất. Đây sẽ là cơ hội cho chúng tôi gửi lời cảm ơn đến các cá nhân và tổ chức đã liên tục hỗ trợ cho việc tái xây dựng lại khu vực. Và tôi cũng chắc chắn rằng, Fukushima đang thu hút sự chú ý của nhiều người trên thế giới thông qua Olympic 2020”, ông Mori nói.
Thêm vào đó, vùng Miyagi cũng đã từng chịu thiệt hại nặng nề của động đất và sóng thần cũng sẽ đăng cai tổ chức các vòng loại bóng đá tại Olympic 2020.
Ngày 10/3, các lá cờ của Thế vận hội Olympic và Paralympic đã đến thành phố Ishinomaki ở vùng Miyagi phía bắc thủ đô Tokyo, để kỷ niệm sáu năm kể từ khi vụ sóng thần và động đất phá hủy khu vực xảy ra.
Thành phố cảng này nằm trong số những khu vực bị ảnh hưởng nặng nhất bởi vụ thiên tai xẩy ra vào năm 2011 và hơn 3.000 người đã thiệt mạng, trong khi đó hơn 2.770 người vẫn chưa được tìm thấy.
“Sự hồi sinh”
Bóng chày là một môn thể thao phổ biến tại Nhật Bản, thu hút hàng 10 nghìn người xem tại các giải Nippon Professional Baseball.
Nhật Bản đã từng giảnh 3 huy chương bóng chày từ Thế vận hội Olympic 1992 và chưa bao giờ thất bại tại vòng bán kết. Các giải thi đấu sẽ được tổ chức tại sân vận động Azuma Baseball, cách nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi khoảng 70 km.
Liên đoàn Bóng chày và Bóng mềm Thế giới (WBSC) nhấn mạnh: “Đây là trách nhiệm và nghĩa vụ lớn mà chúng tôi hi vọng thể thao có thể kết nối thế giới và mang đến những điều tốt đẹp”.
Trong cuộc điều tra gần đây, 88% ý kiến cho rằng, mọi người sẽ ủng hộ Nhật Bản tổ chức các môn thể thao thi đấu tại những khu vực đã từng ảnh hưởng nghiêm trọng của thiên tai năm 2011.
Vào năm ngoái, 10 nghìn người dân vẫn phải sống trong các ngôi nhà tạm bợ trong khi chính phủ Nhật Bản đang dốc sức vào phục hồi và tái tạo sức tàn phá của thiên nhiên.
Vào tháng 3-2016, khoảng 800.000 tấn muối được chuyển đến các khu vực bể bơi nhằm chuẩn bị cho Thế vận hội sắp tới.Các chuyên gia cho rằng, thể thao sẽ gắn kết mọi người với nhau bất chấp mọi khó khăn và trở ngại sau hậu quả của thiên tai để lại tại Nhật Bản.
(Theo CNN&Japantimes)