• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

'Phác thảo dân tộc học hàng hải Việt Nam'- cuốn tư liệu quý về lịch sử giao thương hàng hải

Văn hoá 08/10/2018 14:42

Trong lịch sử xưa nay, giao thương hàng hải giữ vai trò quan trọng trong quan hệ của một quốc gia với thế giới, 'Phác thảo dân tộc học hàng hải Việt Nam' là một trong những cuốn tư liệu quý giúp ta hiểu hơn về giao thương hàng hải ở Việt Nam.

Ở Việt Nam, nhiều tư liệu lịch sử cho thấy giao thương hàng hải đã được hình thành từ rất sớm trên thế giới và có tầm quan trọng đặc biệt, ảnh hưởng đến nhiều mặt, đặc biệt nó còn quyết định đến sự phát triển của một quốc gia. Việt Nam là một quốc gia ven biển, với vùng lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế rộng lớn, có diện tích trên 01 triệu km2. Bờ biển Việt Nam trải dài trên 3.260km, với nhiều cửa ngõ thông thương và gần các tuyến hàng hải quốc tế, tạo lợi thế lớn cho chiến lược phát triển kinh tế biển.

Việc nghiên cứu và phát triển hàng hải ngày càng được chú trọng. Tuy nhiên các tài liệu về lĩnh vực này không nhiều và hầu hết thiên về tính kỹ thuật. Do vậy, việc tái bản tác phẩm "Phác thảo dân tộc học hàng hải Việt Nam" của ông Pierre Paris - thành viên Viện Viễn Đông Bác Cổ góp phần bổ sung các kiến thức nền tảng cần thiết.

Phác thảo dân tộc học hàng hải Việt Nam- cuốn tư liệu quý về lịch sử giao thương hàng hải - Ảnh 1.

Diễn giả- Dịch giả- Kỹ sư Đỗ Thái Bình giao lưu cùng độc giả "nhí" nhân sự kiện ra mắt sách

Về tác phẩm, C. Nooteboom - nhà dân tộc học Hà Lan, người biên tập cho cuốn sách, đã nhận xét: "Giá trị của cuốn sách này là đã mở ra cho chúng ta một lĩnh vực hầu như chưa được khám phá và nó đề cập tới một vùng rất quan trọng mà riêng vị trí địa lý của nó đã nói lên sự đúng đắn cần thiết phải tái bản cuốn sách".

Phác thảo dân tộc học hàng hải Việt Nam- cuốn tư liệu quý về lịch sử giao thương hàng hải - Ảnh 2.

Bìa sách

Một cách khiêm tốn, Pierre Paris gọi công trình nghiên cứu của mình là "phác thảo", nhưng thực sự với cuốn sách này, khá nhiều những tư liệu và kiến thức được đề cập một cách chi tiết. Các thuật ngữ hàng hải, giải thích các thuật ngữ dùng trong đóng tàu thuyền, các địa danh, tên người, tên thuyền được sắp xếp theo thứ tự để bạn đọc dễ dàng tra cứu. Tác phẩm này được chuyển ngữ từ nguyên bản tiếng Pháp theo bản in lần thứ hai tại Rotterdam Hà Lan và bản in lần thứ nhất trong Bulletin des Amis du vieux Hue năm thứ XXIX, số 4, tháng 10-12, năm 1942. Tuy nhiên, đây là bản in chuyển ngữ Tiếng Việt do Kỹ sư đóng tàu Đỗ Thái Bình - Thành viên Hội Đóng tàu Hoàng gia Anh (MRINA), thành viên Hội Đóng tàu Hoa Kỳ (MSNAME) - thực hiện.

Ngoài những thuật ngữ, luận giải về hình dáng thân thuyền, phương pháp đóng thuyền, các phương pháp chèo thuyền, trang trí v.v… mang nét đặc trưng, tác phẩm còn mang tính nhân văn cao bởi Pierre Paris đã dành hẳn một chương để cung cấp những dữ liệu lịch sử liên quan đến thuyền bè Việt Nam mà hiện nay nhiều loại hình đã không còn nữa, mối tương quan giữa thuyền bè Việt Nam và thuyền bè các nước trong khu vực.

Võ Vân

NỔI BẬT TRANG CHỦ