Hợp tác kiểu gì mà đối tác nước ngoài lại giành chiếu phim trước ở thị trường nước họ? Hợp tác kiểu gì mà vai trò của đơn vị Việt Nam bao nhiêu năm qua kể từ những ngày đầu chập chững làm dịch vụ đến nay vẫn chỉ là làm dịch vụ lẻ tẻ?
Hợp tác kiểu gì mà đối tác nước ngoài lại giành chiếu phim trước ở thị trường nước họ? Hợp tác kiểu gì mà vai trò của đơn vị Việt Nam bao nhiêu năm qua kể từ những ngày đầu chập chững làm dịch vụ đến nay vẫn chỉ là làm dịch vụ lẻ tẻ?
Phim Việt vốn bị chê nhiều hơn khen, nên khi có yếu tố nước ngoài trong một dự án làm phim nào đó, người ta nghĩ chất lượng phim hẳn sẽ khá hơn.
Mười, bộ phim kinh dị hợp tác Hàn Quốc - Việt
Dù thời điểm này còn có hai phần của series phim kinh dị của một nhà sản xuất trong nước cũng rậm rịch chuẩn bị ra rạp hù dọa khán giả, song sức hút của nó đã bị cái cô Mười kia lấn át. Đến nỗi nhiều người không đủ kiên nhẫn chờ được đến ngày Mười chính thức chiếu rạp trong lúc đĩa lậu Mười mời gọi ngoài tiệm.
Dùng chữ hợp tác cho bộ phim này là hơi xa xỉ. Người Hàn, cụ thể là Bily Pictures đã quán xuyến gần như toàn bộ quá trình chế tác bộ phim. Còn người Việt - Phước Sang Entainment chỉ phụ một tay trong những khâu dịch vụ. Có nguồn tin cho biết đối tác Việt Nam chỉ góp khoảng 10% vốn trong khoảng 3 triệu USD kinh phí thực hiện bộ phim này.
Con số tương đương 300.000 USD trên, ngẫu nhiên khớp với dự đoán (và cũng là mong muốn?) của chính ông chủ Phước Sang về doanh thu phim Mười tại thị trường Việt
Song điều quan trọng hơn là những gì diễn ra trên phim. Mười chính hiệu là một bộ phim Hàn Quốc nhưng mượn bối cảnh Việt
Trong lúc dòng phim kinh dị đã chán chê bối cảnh cũ mòn ở xứ mình, những nhà làm phim Hàn Quốc muốn tìm một không gian mới nên đã chọn Việt Nam, sẵn đó bắt tay với một đơn vị cung cấp các dịch vụ cho mình, vậy thôi.
Vẫn đang làm dịch vụ lẻ
|
Dù mặc áo dài, cầm hoa sen, nhân vật nữ này vẫn rõ là người Hàn (cảnh trong Cô dâu Hà Nội) |
Thực tế trong hàng loạt phim gọi là hợp tác với nước ngoài thời gian qua, rất ít phim có sự đóng góp đôi bên sòng phẳng 50 - 50 mà thường nghiêng phần lớn về đối tác nước ngoài. Cũng vì số vốn góp của đơn vị Việt
Cái vỏ cũng gần như định luôn cái ruột. Bỏ tiền đầu tư nhiều hơn thì cũng quyết định luôn nội dung. Xem một loạt phim hợp tác Việt - Hàn gần đây, dù có muốn loại bỏ ý nghĩ "kỳ thị" ra khỏi đầu, vẫn không thể không nhận ra mùi kim chi đậm đà trong đó.
Đơn cử trong phim Cô dâu Hà Nội, hợp tác giữa SBS Hàn Quốc với Hãng phim Truyện I, nhân vật là nữ phiên dịch viên người Việt, nhưng do diễn viên Hàn đóng nên chẳng khó để nhận ra đó là... người Hàn từ cách phục sức đến kiểu đi đứng, hành xử, đặc biệt là nói tiếng Hàn rất giỏi còn tiếng Việt cực tệ...
Xem những phim kiểu này có khi chẳng cần để ý gì nhiều, chỉ nghe nhân vật Việt nhưng nói tiếng Việt lơ lớ, không rõ chữ cũng đã phát bực. Còn muốn điên lên thì xem tiếp cảnh nhân vật này nói tiếng Hàn, nhân vật kia nói tiếng Việt mà họ vẫn cứ hiểu nhau, thì sẽ điên tiết lên ngay!
Thời kỳ đầu của những dự án hợp tác làm phim với nước ngoài (thời của những Người tình, Đông Dương, Mùi đu đủ xanh, Mùa hè chiều thẳng đứng, Người Mỹ trầm lặng v.v...), người ta còn nhầm lẫn hoặc cố tình hiểu đó là hợp tác cho sang, trong khi thực tế chỉ làm dịch vụ. Nhưng đến thời điểm này, mọi thông tin không khó để kiểm chứng, vậy mà nhiều nhà sản xuất vẫn cứ thích... mơ màng.
Hợp tác sòng phẳng gì mà đối tác nước ngoài lại giành chiếu phim trước ở thị trường nước họ, để nhà sản xuất nội địa tự an ủi rằng "thị trường mình nhỏ quá"? Hợp tác kiểu gì mà vai trò của đơn vị Việt
Nữ diễn viên Hồng Ánh nói chấp nhận đóng một vai nhỏ trong phim nước ngoài là để học tập cách làm phim chuyên nghiệp của thiên hạ. Nhưng có được mấy người thực sự là học thật? Hay miệng cứ nói học hỏi công nghệ làm phim, còn thực tế mắt chỉ nhìn người ta làm, để những bộ phim hợp tác vẫn mãi là những bản hòa tấu nhạt nhòa?
(Theo Vietnamnet)