• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Phim kinh dị - Nét văn hóa tâm linh trong điện ảnh đương đại

17/04/2007 15:25

Trong vô vàn các thể loại mà điện ảnh đã “bày biện tiệc tùng” cho người mộ điệu được thưởng thức, có lẽ “món kinh dị” là thứ mà không phải ai cũng có thể đường hòang “nếm” được, đặc biệt là với những người yếu tim! Là một thể lọai có tính đặc thù, phim kinh dị (Horro Film) luôn gây cho người xem một sự kinh khiếp tột cùng ngay từ lúc còn ở rạp chiếu, bởi những hình ảnh hay câu chuyện mà nó mang lại.

Trong vô vàn các thể loại mà điện ảnh đã “bày biện tiệc tùng” cho người mộ điệu được thưởng thức, có lẽ “món kinh dị” là thứ mà không phải ai cũng có thể đường hòang “nếm” được, đặc biệt là với những người yếu tim! Là một thể lọai có tính đặc thù, phim kinh dị (Horro Film) luôn gây cho người xem một sự kinh khiếp tột cùng ngay từ lúc còn ở rạp chiếu, bởi những hình ảnh hay câu chuyện mà nó mang lại.

Phim The grudgePhim The grudge

Đôi khi phim kinh dị cũng tạo nên nơi người xem một sự thù ghét, ghê tởm về các sự vật hay hiện tượng thường thức quanh mình; đến độ có thể ám ảnh mãi trong tâm thức. Ấy vậy nhưng kỳ lạ thay, người ta vẫn cứ muốn được xem những phim thuộc thể lọai độc đáo này; dù chỉ để thỏa mãn tính tò mò cố hữu ở bản năng con người, hay để được khám phá những góc khuất trong thế giới vẫn còn lắm hiện tượng bí ẩn phải bỏ ngỏ lời giải. Và bao giờ cũng vậy, người xem luôn phải “chìm ngập” trong cảm giác căng cứng vì một sự sợ hãi rất vô hình nào đó từ tiềm thức, khi tiếp cận với dòng phim này.

 

TỪ PHIM KINH DỊ PHƯƠNG TÂY…

Nhắc đến phim kinh dị, người ta không khỏi liên tưởng đến những hình ảnh rùng rợn đến “toát mồ hôi lạnh” mà đạo diễn bậc thầy Alfred Hitchcock đã tạo lập nên, trong tâm trí khán giả toàn thế giới. Ông cũng là người có tầm ảnh lớn đến thế hệ làm nghề lớp sau, khi theo đuổi dòng phim rất đặc biệt này.Tuy vậy, “chất kinh dị” trong rất nhiều phim thuộc hàng kinh điển của Alfred Hitchcock như Vertigo (1958), North by north west (1959), Psycho (1960), The birds (1963)… lại luôn là sự đầy đậm những tình tiết hình sự chồng chéo. Quãng thời gian tiếp theo, phim kinh dị phương Tây bắt đầu lũ lượt xuất hiện những cảnh “máu chảy đầu rơi” đầy tính bạo lực, khi “đạo cụ” mà các nhân vật phản diện sử dụng lúc “thủ ác” luôn là “dao, kéo, cưa máy…” tràn ngập màn ảnh. Dòng phim kinh dị “có Ma” ở kinh đô điện ảnh Hollywood chỉ thực sự được chú tâm, kể từ The Exorcist (1973)- đạo diễn William Friedkin. Phim này thường đứng đầu danh sách, trong các bảng xếp hạng Phim kinh dị hay nhất mọi thời đại. The Exorcist cũng đã được làm lại (remake) nhiều lần, gần đây nhất là bản Exorcist: The Beginning (2004)- đạo diễn Renny Harlin; và bản The Exorcism of Emily Rose (2005)- đạo diễn Scott Derrickson. Cả hai bản làm lại này đều nhận được rất nhiều đề cử và giải thưởng, ở các Giải thưởng Điện ảnh chuyên biệt về thể loại này.

KẾT NỐI…

Tiếp biến xuất sắc trào lưu này, không thể không nhắc đến The Sixth Sense (1999) của đạo diễn trẻ người Ấn Độ, nhưng khá thành danh ở Hollywood, là M. Night Shyamalan. Anh đã thổi một “luồng sinh khí” mới vào những nhân vật “hồn Ma” trong dòng phim kinh dị của phương Tây, khi lồng ghép vào đó các motif rất phương Đông. Những phim của anh dù sản xuất tại Mỹ vẫn luôn hiện diện nhiều nét tín ngưỡng từ các đạo giáo, hay chịu ảnh hưởng các nền văn hóa dân gian của Châu Á; như yếu tố nước trong các phim Unbreakable (2000), Signs (2002), The Village (2004), và đặc biệt là Lady in the Water (2006)…

ĐẾN PHƯƠNG ĐÔNG…

Với thành công của phim kinh dị Nhật Bản Ringu (1998) của đạo diễn Hideo Nakata, rồi Ju- on: The Grudge (2003) của đạo diễn Takashi Shimizu; “cơn sốt” thể lọai phim kinh dị bắt đầu từ Hollywood “hòanh hành” về lại khu vực Châu Á. Thậm chí, Ringu được mua bản quyền làm lại thành The Ring (2002), với đạo diễn người Mỹ Gore Verbinski; còn Ju- on: The Grudge được tái dựng thành The Grudge (2004), vẫn là đạo diễn Nhật Bản Takashi Shimizu, nhưng theo phong cách rất “Tây”. Điều này trái ngược hẳn với cách kể chuyện rất tĩnh tại như “Thiền tông Nhật Bản”, ở bản gốc!

Ở Hàn quốc, dòng phim này cũng cực thịnh, có thể kể đến The Ghost (2004)- tác phẩm đầu tay của đạo diễn Tae- kyeong Kim. Phim này đã được xếp hạng là  phim kinh dị ăn khách nhất trong năm, tại chính quốc; và điều thú vị là đạo diễn Tae- kyeong Kim cũng vừa qua Việt Nam thực hiện tiếp một dự án phim kinh dị “đình đám”, với cái tên khá ấn tượng và bí ẩn: Mười (2006).

Hong Kong vốn đã là một trong những nơi chốn “quen mặt biết tên” về phim kinh dị, mang đậm cách thức kiểu Châu Á; vẫn tiếp tục khẳng định chỗ đứng của mình. The Eye (2002) của cặp đạo diễn Oxide Pang Chun và Danny Pang, với triết thuyết trong câu chuyện phim là vòng tròn “Nhân quả Luân hồi” của Phật giáo, đã đoạt được nhiều giải thưởng ở khắp các LHP trong khu vực.

Thái Lan- một nước Đông Nam Á, “láng giềng” Việt Nam- vốn có thế mạnh về kỹ thuật hậu kỳ làm phim, cũng không bỏ lỡ “mặt trận” này. Sixtynine (1999) của đạo diễn Pen- Ek Ratanaruang, giành nhiều chiến thắng ở các LHP quốc tế lẫn khu vực. Rồi Shutter (2004) của cặp đạo diễn Banjong Pisanthanakun và Parkpoom Wongpoom, cũng đoạt giải hay được đề cử ở các LHP quốc tế và tại nước nhà. Mới đây, Ghost of Mae Nak (2005) của đạo diễn Mark Duffield, cũng đã tham dự LHP Cannes 2006, chào bán được ở rất nhiều nước. Phim này lấy cảm hứng từ motif dân gian mà gần như mọi người Thái đều “thuộc nằm lòng”, về hồn ma Mẹ Nước.

   

VÀ PHIM KINH DỊ VIỆT NAM

Việt Nam có phim kinh dị không? Vẫn có, và có “từ xưa”, dù ít! Còn nhớ, trước năm 1975 Sài Gòn đã “ầm ĩ” với “phim Ma” là Con Ma nhà họ Hứa (đạo diễn Lê Mộng Hòang). Một thời gian dài sau đó, là cuộc “tập trận” mới với Xác chết trên cao nguyên (đạo diễn Lê Hòang Hoa), rồi Ngôi nhà oan khốc (đạo diễn Nguyễn Chánh Tín). Tuy nhiên những phim này vẫn chưa hẳn “kinh dị” đúng nghĩa, khi điều kiện kỹ thuật lẫn những chế tài khác luôn chi phối việc làm phim- như một “rào cản” của lịch sử. Và khán giả đương đại của nước nhà đành tạm bằng lòng với những phim kinh dị của nước ngòai, do các đơn vị nhập phim mua về và trình chiếu ở rạp trong thời gian gần đây; như Wickker man (tựa tiếng Việt: Hình nhân liễu gai), Stay Alive (Trò chơi định mệnh), Final Destination (Linh cảm của Wendy), Snakes on a Plane (Rắn độc trên không), Vampire cop Ricky (Cảnh sát Ma-cà-rồng), When a stranger calls (Cuộc gọi lúc nửa đêm)…

Có lẽ chỉ đến khi một dự án phim kinh dị hợp tác Việt- Hàn được “ra mắt” chính thức vào tháng 12/2006, là Mười (đạo diễn Tae- kyeong Kim, Phước Sang Entertainment và Bily Pictures đồng sản xuất và phát hành) khi chính phủ Việt Nam đồng thuận cấp giấy phép sản xuất và Ủy ban Điện ảnh Hàn quốc (KOFIC) hỗ trợ- dự kiến khởi chiếu cùng lúc ở cả hai quốc gia Việt và Hàn vào tháng 06/2007; các dự án làm phim kinh dị trong nước cũng được tái khởi động lại một cách hăm hở. Từ Khách sạn không đèn, vốn bị gián đọan một thời gian dài, đạo diễn Bá Vũ chuyển sang chuẩn bị cho Ngủ với hồn Ma (kịch bản Hòang Anh Tú), dự kiến bấm máy vào tháng 10/2007. Rầm rộ không kém là dự án phim kinh dị nằm trong lọat phim nhiều tập Chuyện lúc nửa đêm của hãng phim Chánh Phương. Dự án này ban đầu được những người sản xuất ký kết phát sóng trên đài truyền hình vào năm 2008, về sau đã được quyết định chuyển từ kỹ thuật số “bắn” qua phim nhựa và “bung” ra chiếu rạp trước vào mùa hè 2007 này. Trong series mười tập do Nguyễn Chánh Tín và Bùi Chí Vinh viết kịch bản, hai tập đầu đã hòan tất việc ghi hình. Sau khi làm hậu kỳ tại Việt Nam xong, hãng phim Chánh Phương sẽ mang hai tập phim này tham dự LHP Việt Nam tòan thế giới (Vietnames International Film Festival- ViFF), tổ chức tại Mỹ từ 14/04/2007.

Một con đường phim kinh dị đang rộng mở thênh thang, với nhiều người làm phim trong nước. Như một sự phát triển đa dạng và tất yếu của điện ảnh Việt nói chung, cũng là ở dòng phim mang tính đặc thù này, nói riêng. Và phải chăng, phim kinh dị Việt cũng đã đến thời điểm “lên ngôi”?

BÙI CHÍ VINH- NHÀ THƠ VIẾT KỊCH BẢN PHIM KINH DỊ

Từng nức tiếng với những bài thơ tình đầy tính hóm hỉnh và độc đáo đến không lẫn vào đâu được, nhà thơ Bùi Chí Vinh đột nhiên chuyển sang viết truyện thiếu nhi. Và viết có duyên đến không ngờ. Bộ truyện Tứ quái TKKG (70 tập) được anh phóng tác từ truyện nước ngòai, liên tục được tái bản đi tái bản lại theo yêu cầu của các bạn trẻ khắp nơi- gửi về nhà xuất bản. Rồi cũng “đùng một phát”, anh viết liền “một hơi” 40 tập kịch bản phim thiếu nhi Năm Sài Gòn, đã được Hãng phim Truyền hình TP HCM (TFS) thực hiện sản xuất và phát sóng 15 tập (năm 2005). Tiếp sau đó, lại “một mạch” không nghỉ Bùi Chí Vinh “giao hàng” nốt cho hãng phim tư nhân HK kịch bản phim tình cảm học trò, mang cái tựa rất “Bùi”: Yểu điệu thục nữ (30 tập x 45 phút). Và bây giờ anh lại kết hợp cùng diễn viên- đạo diễn Nguyễn Chánh Tín viết “một lèo” series 10 kịch bản phim kinh dị, cho hãng phim Chánh Phương. Đây là dự án phim kinh dị “trường thiên tiểu thuyết”  Chuyện lúc không giờ , mà hãng phim tư nhân này ký kết thực hiện và phát sóng cho đài truyền hình TP HCM. Lọat phim này cũng sẽ được phát hành ở các rạp chiếu Việt Nam, bằng phim kỹ thuật số chuyển đổi qua phim nhựa.

Tập một mang tên Ngôi nhà bí ẩn (đạo diễn Nguyễn Chánh Tín), với dàn diễn viên gồm Ngô Thanh Vân, Đòan Quỳnh Như, Hòang Sơn, Đào Bá Sơn, Mạc Can… ghi hình tại “ngôi nhà ma” nổi tiếng của phố núi Đà Lạt. Tập thứ hai là Suối oan hồn (đạo diễn Nguyễn Chánh Tín), với sự tham gia diễn xuất của Hiền Mai, Huy Khánh, Lê Bình, Mai Trần và Nguyễn Chánh Tín. Phim thực hiện tại vùng rừng núi hoang sơ Madagui (Lâm Đồng). Cả hai tập phim này hiện đã hòan tất phần ghi hình, và đang trong giai đọan làm hậu kỳ để kịp trình chiếu vào đầu hè.

Hy vọng với những nhân vật có chiều sâu tâm lý trong các “phim ma” này, cùng với “chân dung không hình dung” của nhà thơ- tác giả kịch bản họ Bùi; phim kinh dị Việt Nam sẽ có thêm nhân tố lạ để khai mở một đường hướng làm phim mới.

ĐOÀN QUỲNH NHƯ- CÔ GÁI ĐẸP VIẾT KỊCH BẢN PHIM KINH DỊ

Hẹn gặp nhau ở một quán café trên sân thượng lộng gió của Thương xá Tax- giữa trung tâm Sài Gòn hoa lệ, Đòan Quỳnh Như xuất hiện trong bộ áo dài đi làm nơi công sở, với vẻ ngòai khá e ấp. Vậy nên thật ngỡ ngàng với tính cách ấy, khi biết cô  hiện đang làm việc ở công ty Du lịch Sài Gòn Tourist, theo đúng ngành đã học là Văn hóa Du lịch của trường Văn hóa Nghệ Thuật Huế. Và còn bất ngờ hơn, khi cô “bật mí” về tập thơ đầu tay sắp sửa in, của mình. Với chất giọng trầm ấm của quê xứ Quảng Trị và có phần nhỏ nhẹ, Đoàn Quỳnh Như  đã cùng Thế giới Điện ảnh “lần bước” vào địa hạt viết kịch bản phim kinh dị, nhân kịch bản phim Thiên Thai (2 tập x 45 phút) của cô vừa được hãng phim Chánh Phương ký kết độc quyền.

Theo TGDA

NỔI BẬT TRANG CHỦ