Sau "Mùi ngò gai" mang hương vị phở lên phim, mới đây Hãng phim truyền hình TP.HCM và Hãng phim Việt ra mắt "Nguyệt Quán" giới thiệu một nét văn hóa ẩm thực VN, thực hiện theo công nghệ gần giống kiểu Sitcom: Thoại hóm hỉnh, mạch phim thư giãn nhẹ nhàng, quay nhiều máy và thu âm đồng bộ.
Sau "Mùi ngò gai" mang hương vị phở lên phim, mới đây Hãng phim truyền hình TP.HCM và Hãng phim Việt ra mắt "Nguyệt Quán" giới thiệu một nét văn hóa ẩm thực VN, thực hiện theo công nghệ gần giống kiểu Sitcom: Thoại hóm hỉnh, mạch phim thư giãn nhẹ nhàng, quay nhiều máy và thu âm đồng bộ.
Ở Hà Nội, Trung tâm sản xuất phim truyền hình Việt Nam (VFC) cũng sắp đưa vào sản xuất sê-ri phim Sitcom Khu đô thị vui vẻ với kinh phí rất lớn.
Nguyệt Quán (phát sóng trên HTV7 Chủ nhật hàng tuần) dựa theo phiên bản Nhà hàng Ý của Italy do nhà văn - biên kịch Nguyễn Thị Minh Ngọc chế tác, đạo diễn Nguyễn Minh Chung thực hiện.
20 tập xoay quanh nhân vật chính Lục Duy vốn là nhà nghiên cứu Hán Nôm, trên đường ra Huế tranh thủ ghé thăm nhà hàng của một người bạn tên Mạnh Cung.
Chẳng ngờ, khi Lục Duy quá say, Mạnh Cung lừa lấy tất cả số tiền thừa kế của Lục Duy và bỏ trốn để lại cho Lục Duy nhà hàng sắp đến hồi phá sản. Lục Duy quyết định tự cứu bằng việc vực dậy nhà hàng Nguyệt Quán thành thương hiệu nổi tiếng với các món ăn thuần Việt, đặc biệt là món ăn Huế.
Xem vài tập đầu, nếu cứ chăm chăm vào nội dung ẩm thực sẽ thấy chưa mãn nhãn. Phần lớn câu chuyện xảy ra trong nhà hàng nhưng ẩm thực chưa phải là đề tài được đi sâu, hầu như mới chỉ là lướt qua một vài món ăn và thao tác bếp núc.
Có nhân vật Kỳ Thanh- chuyên gia ẩm thực trong phim nhưng hỏi trong đoàn làm phim có chuyên gia ẩm thực nào cố vấn cho Nguyệt Quán không, đạo diễn lắc đầu: “Nếu mỗi tập kéo dài khoảng 90 phút hoặc được đầu tư kinh phí để sản xuất nhiều hơn 20 tập thì sẽ dư dả thời gian để mỗi tập giới thiệu một món ăn cho khán giả tham khảo”.
Cũng có những khoảng thời gian đáng kể dành cho ẩm thực như cuộc thi nấu hai món ngon nhất của hai nhà hàng, tiệc buffet Cung đình, tập 15 Đàn ông vào bếp, tập 16 Lục Duy can cook…, nhưng vẫn chưa thể chạm tới chi tiết và nghệ thuật đặc trưng của ẩm thực xứ Huế.
Hiện tốc độ sản xuất phim TH mỗi lúc một nhanh để đáp ứng thời lượng phát sóng, nhưng đáng tiếc, công nghệ làm phim quay nhiều máy và thu âm đồng bộ của ta vẫn chưa hoàn thiện. Từ Lẵng hoa tình yêu, Người mẹ nhí cho tới Nguyệt Quán đều quay trong phim trường.
Nói là phim trường nhưng thực ra trường quay Nguyệt Quán dựng ngay trong một cái nhà kho bỏ không, điều kiện âm thanh vẫn không đảm bảo, đạo diễn than: “Gọi là trường quay nhưng hễ trời đổ mưa là không quay được vì tiếng ồn và tiếng mưa rơi lộp bộp vẫn lọt vào. Diễn viên đứng xa là không thể nghe rõ giọng, anh em cứ phải cầm micro chạy theo diễn viên, cực lắm!”.
Làm phim kiểu Nguyệt Quán tiết kiệm được thời gian quay và đỡ tốn kém hơn là phim sử dụng nhiều ngoại cảnh, nhưng dù thế nào thì sự tiết kiệm kinh phí cũng lộ ngay trên màn hình: Cách thiết kế bày trí nhà hàng, phòng ngủ, cầu thang, cửa ra vào… còn khá mỏng mảnh và màu mè.
Tháng 6 tới đạo diễn Nguyễn Minh Chung sẽ làm tiếp bộ phim mới của VTV mang tên Cô nàng xấu xí dài 169 tập cũng theo công nghệ quay nhiều máy và thu âm đồng bộ. Còn ở VFC, thể loại phim truyền hình Sitcom với phong cách dựng hài hước và các nhân vật chính xuyên suốt mạch chuyện phim kéo dài hàng trăm tập đang được bắt tay vào thực hiện.
Dự án dài hơi đầu tiên chính là phim Khu nhà mới trong nắng (hay còn gọi Chung cư vui vẻ). Bộ phim này đang phát sóng tới tập thứ 500 trên truyền hình của Thượng Hải (Trung Quốc) và hút lượng người xem rất lớn suốt 3 năm qua.
Đài THVN và đối tác mua bản quyền là Cty MESA cùng hợp tác để sản xuất bộ phim trên tại Việt
Hy vọng tới đây khi các hãng phim xây dựng được đội ngũ viết kịch bản chuyên nghiệp cho thể loại phim Sitcom hoặc gần giống Sitcom thì khoản tiền đang dùng để mua format từ phim của nước ngoài sẽ được bổ sung đầu tư cho công nghệ truyền hình, trường quay, thiết kế… ngày càng đầy đủ hơn, phim vì thế cũng chất lượng hơn.
(Theo TP)