• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Phim Việt trên sóng truyền hình: Một chặng đường nhìn lại

25/07/2009 06:24

26 năm trước, bộ phim "Người thành phố" của VTV được làm theo công nghệ băng từ có thể coi là phim truyền hình (TH) đầu tiên của VN, sau đó gần như mỗi năm chỉ làm được 1 phim/1 tập. Năm 1996, "Những người sống quanh tôi" được coi là phim truyền hình nhiều tập "dài hơi" đầu tiên của THVN. Năm 2009, phim Việt đã "chiếm sóng" hầu hết các "giờ vàng" 200 kênh của 67 đài truyền hình trong cả nước.

26 năm trước, bộ phim "Người thành phố" của VTV được làm theo công nghệ băng từ có thể coi là phim truyền hình (TH) đầu tiên của VN, sau đó gần như mỗi năm chỉ làm được 1 phim/1 tập. Năm 1996, "Những người sống quanh tôi" được coi là phim truyền hình nhiều tập "dài hơi" đầu tiên của THVN. Năm 2009, phim Việt đã "chiếm sóng" hầu hết các "giờ vàng" 200 kênh của 67 đài truyền hình trong cả nước.

Từ số một đến số nhiều

Sau quá trình phôi thai làm phim đầu tiên được gọi là phim TH - sản xuất theo công nghệ băng từ và phát sóng trên VTV năm 1983, khi đó Trung tâm Nghe nhìn của Đài THVN gặp rất nhiều thiếu thốn, mốc đánh dấu chất lượng phim truyện làm bằng chất liệu băng từ chỉ được khẳng định năm 1989 với phim "Mặt trời bé con", rồi tiếp đó, phim "Lời nguyền của dòng sông" được giải tại Liên hoan phim Truyền hình quốc tế ở Bỉ...

Khi chương trình Văn nghệ chủ nhật của VTV ra đời, thể loại "phim TH" bắt đầu thông dụng. Năm 1996, phim "Những người sống bên tôi" đánh dấu sự ra đời của bộ phim TH nhiều tập "dài hơi" đầu tiên, dù trước đó, đã có một số phim như "Mẹ chồng tôi"  - 2 tập, "Những mảnh đời của Huệ" - 3 tập... Tuy nhiên, đến thời điểm đó, lượng phát sóng phim THVN còn rất khiêm tốn, bởi số lượng phim không có đủ và công chúng quá ngán ngẩm khi ngày nào cũng phải "bội thực" phim Trung Quốc, Hàn Quốc...

Luật Điện ảnh ra đời đã mở đường cho phim Việt phát triển, đồng thời với sự xuất hiện của hàng loạt công ty truyền thông, giải trí và các hãng sản xuất phim tư nhân, nhà nước như: Trung tâm sản xuất phim THVN-VFC, Hãng phim TH TPHCM-TFS, Cty nghe nhìn Hà Nội, Xưởng phim TH Hải Phòng, Hãng phim Bình Dương.

Bên điện ảnh cũng góp sức: Hãng Phim truyện VN, Hãng phim truyện I, Hãng phim Giải Phóng, Hãng Phim Hội Nhà văn, MT Pictures, BHD, HK Phim, Thiên Ngân, Chánh Phương... Ngay cả những công ty vốn đã quen với những hoạ t động tổ chức sự kiện cũng thêm chức năng sản xuất phim như Đất Việt, BHD hay Cát Tiên Sa...

Chủ trương xã hội hoá được đẩy mạnh, với sự xuất hiện đáng chú ý của công nghệ làm phim TH theo thể loại sitcom, telenovela... Với khái niệm "Giờ vàng phim Việt", Đài TH TPHCM trở thành đơn vị đầu tiên mở cửa cho tư nhân sản xuất phim TH: Hãng Lasta với "Vòng xoáy tình yêu", "Mộng phù du", "Lẵng hoa tình yêu"... Cho tới năm 2009, với chỉ tiêu từ 30%-50% phim Việt phát trên sóng THVN thì số tập phim đã lên tới hàng ngàn/1 năm với đủ thể loại.

Ưu và nhược

Nhìn vào hàng loạt phim THVN đã phát sóng và đang chờ lên sóng trên các kênh của HTV trong ba năm qua : "Ghen", "Thám tử tư", "Kiều nữ và đại gia", "Nghề báo", "Tôi là ngôi sao", "Mưa thủy tinh", "Bò cạp tím", "39 độ yêu", "Lọ lem thời @", "Ván cờ tình yêu", "Hoa thiên điểu", "Chuyện tình công ty quảng cáo", "Mùi ngò gai 3"... sẽ thấy những nhà làm phim VN đã và đang nỗ lực chinh phục tâm lý, thị hiếu của khán giả như thế nào..

Trong khi đó, VTV cũng không kém với hàng loạt phim "nổi đình đám": "Ma làng", "Luật đời", "Chạy án 1-2", "Vòng nguyệt quế", "Chàng trai đa cảm", "Gió làng Kình", "Bỗng dưng muốn khóc", "Cô gái xấu xí", "Lập trình trái tim"...

Chiếm lĩnh sóng hầu hết các "giờ vàng", nhiều bộ phim THVN đã tạo được những cơn "sốt" lôi kéo sự chú ý của khán giả. Thế nhưng, ưu điểm nhiều và nhược điểm cũng không ít. Phim càng PR, càng thấy nhiều sự yếu kém bộc lộ ở tất cả các khâu, từ kịch bản, diễn xuất, kỹ thuật... Một số phim khi phát sóng đã gây phản ứng ở một số bộ phận công chúng, điển hình như "Vòng nguyệt quế", "Mùa hè xanh"...

 

Theo LĐ

NỔI BẬT TRANG CHỦ