• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

PHÚ THỌ - Di tích tượng đài chiến thắng sông Lô

07/08/2015 15:30

(Cinet - DL)- Tượng đài chiến thắng sông Lô, nằm trên núi Đồn, ngã ba sông Lô, sông Chảy thuộc địa phận xã Chi Đám, huyện Đoan Hùng

(Cinet - DL) -Tượng đài chiến thắng sông Lô, nằm trên núi Đồn, ngã ba sông Lô, sông Chảy thuộc địa phận xã Chi Đám, huyện Đoan Hùng

1. Di sản/Di tích: Di tích tượng đài chiến thắng sông Lô

2. Thời gian: Tượng đài chiến thắng sông Lô được xây dựng vào năm 1987 ghi dấu chiến thắng sông Lô oai
Tượng đài chiến thắng sông Lô (nguồn internet)
hùng.

Dòng sông Lô được đánh dấu bởi trận đánh ngày 25/10/1947, nơi đây diễn ra những trận đánh, những chiến thắng oai hùng trong cuộc kháng chiến chống Pháp trường kỳ. 

3. Năm công nhận: Ngày 27/09/1997, Di tích tượng đài chiến thắng sông Lô đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia theo Quyết định số 2890 – VH/QĐ.

4. Địa hình/Vị trí: Tượng đài chiến thắng sông Lô, nằm trên núi Đồn, ngã ba sông Lô, sông Chảy thuộc địa phận xã Chi Đám, huyện Đoan Hùng, được xây dựng vào năm 1987. Khu vực xây dựng tượng đài có diện tích 19.300m2, trong đó diện tích mặt bằng quy hoạch xây dựng trên đỉnh núi là 2.537,5m2. Tượng đài chiến thắng sông Lô bao gồm hai phần: tượng và đài.Đài cao 26m bên cạnh nhóm tương cao 7m được làm bằng chất liệu bê tông, cốt thép,bên ngoài sơn màu giả đồng. Cổng vào Khu di tích hơi nhỏ, bù lại đường lên tượng đài thì cao, đứng trên sân tượng đài Chiến thắng sông Lô – Đoan Hùng, nhìn xuống ngã ba sông, nơi con sông Chảy nhập vào dòng sông Lô để chảy về xuôi, cố hình dung ra trận đánh ở nơi này 68 năm trước.

Quy hoạch di tích tượng đài được tạo mặt bằng và kè đá mang hình cánh cung cao vút về phía trước trông giống như một con tàu đang lao tới phía dòng sông. Hai bên và phía sau là đường dạo tham quan có lan can thấp. Bên trái xây theo đường cong có những đoạn gấp khúc thể hiện ý nghĩa lịch sử: Chiến thắng sông Lô đã bẻ gãy gọng kìm chiến lược của thực dân Pháp. Đó là những đường cong tượng trưng cho những gọng kìm bị cắt vụn bởi những đoạn thẳng ghép lại. Giữa trung tâm là tượng đài chiến thắng sông Lô. Hai bên tượng đài là biểu tượng của thân tàu, phía dưới những con sóng tung lên, tháp tượng đài tượng trưng cho ngọn lửa bất diệt, bên 4 mặt tháp là 4 bức phù điêu miêu tả khái quát về tinh thần chiến thắng sông Lô và bản sắc văn hóa đồng bào Tây Bắc. 

5. Thổ nhưỡng: Vùng ven sông Lô và sông Chảy là vùng có địa hình đồi thấp xen kẽ các dải đồng bằng hẹp ven sông Lô và sông Chảy nên đất chủ yếu là đất phù sa và đất đỏ chất lượng cao.

6. Khí hậu: Khu vực sông Lô - Đoan Hùng có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm đặc trưng,có nhiệt độ trung bình năm từ 22– 23oC. Lượng mưa trung bình năm từ 1.641mm/năm, phân bố không đều, tập trung chủ yếu vào các tháng 6,7 và 8 nhưng lại hạn vào các tháng mùa đông 12,1 và 2. Mùa hè trời nắng gắt, lượng mưa cao, cường độ mạnh, đôi khi có lốc xoáy cục bộ và mưa đá. Mùa đông vào tháng 11 đến tháng 3 trời rét, ít mưa, nhiệt độ thấp. Độ ẩm không khí trung bình khá cao khoảng 84%.

Độ dốc liên quan đến quá trình xói mòn, rửa trôi, điều kiện và biện pháp phòng chống khi xây dựng tượng đài. 

7. Dân cư: Dân số tại địa phương có tượng đài chiến thắng sông Lô (xã Chí Đám) năm 1999 là 6806 người,đa số ở đây là dân tộc: Kinh, Cao Lan, Dao.

8. Tóm tắt nội dung: 

Giá trị lịch sử nổi bật:


Tượng đài là một công trình nghệ thuật hoành tráng đầy ấn tượng. Nó mang trong mình sứ mệnh lịch sử của dân tộc của một cuộc chiến tranh nhân dân thần thánh chống giặc ngoại xâm với đầy sức biểu cảm về ý nghĩa và giá trị của chiến thắng sông Lô oanh liệt lẫy lừng.

Đài chiến thắng mang hình tượng một ngọn lửa cháy bất diệt đang tỏa lên bầu trời nguồn năng lượng vô tận của chiến thắng sông Lô với chất liệu gò đồng. Thân đài được thiết kế rất nhiều góc cạnh đồ sộ và được ốp bằng viên đá Giếng Đáy lấy từ Quảng Ninh được ghép khít với nhau. Trên 4 mặt xung quanh của đài tưởng niệm có trang trí 8 bức phù điêu bằng gốm Sa mốt miêu tả chiến thắng sông Lô và khái quát một số nét tiêu biểu của truyền thống quê hương và con người Đoan Hùng. Mỗi bức phù điêu là một tác phẩm nghệ thuật điêu khắc với những đường nét nghệ thuật điêu khắc công phu được gắn với nhau vô cùng tinh tế miêu tả khái quát về tinh thần chiến thắng sông Lô và bản sắc văn hóa đồng bào Tây Bắc.
Tượng đài chiến thắng sông Lô (nguồn internet)


Quy hoạch di tích tượng đài được tạo mặt bằng và kè đá mang hình cánh cung cao vút về phía trước trông giống như một con tàu đang lao tới phía dòng sông. Hai bên và phía sau là đường dạo tham quan có lan can thấp. Bên trái xây theo đường cong có những đoạn gấp khúc thể hiện ý nghĩa lịch sử: Chiến thắng sông Lô đã bẻ gãy gọng kìm chiến lược của thực dân Pháp. Đó là những đường cong tượng trưng cho những gọng kìm bị cắt vụn bởi những đoạn thẳng ghép lại. Giữa trung tâm là tượng đài chiến thắng sông Lô. Chiến thắng sông Lô là niềm tự hào của quân và dân cả nước. Trong hành trình 68 năm dựng xây và phát triển, quân và dân Đoan Hùng đã làm nên những kỳ tích tô thêm truyền thống vẻ vang của quê hương.

Một điều kỳ diệu và đáng khâm phục mà chúng tôi được nghe kể lại là sự chung tay ý chí, vật chất của đồng bào Đoan Hùng trong những ngày tháng ác liệt chống trả quân thù. Khắp nơi, nhân dân góp lúa gạo, rau, sức người để hỗ trợ cho bộ đội chủ lực đủ sức để mai phục và tấn công kẻ thù. Đặc biệt, giống bưởi quý ở Đoan Hùng nức danh cả nước từ lâu được nhân dân trồng hai bên bờ sông Lô cũng “tham gia” chiến dịch. Những trái bưởi tròn vàng được nhân dân góp lại, mang thả xuống dòng Lô để giả làm những ngư lôi khiến những chiến hạm tàu địch phải khiếp sợ.

Ngày 24/10/1947, đoàn tàu địch gồm 5 chiếc, được 6 máy bay yểm trợ từ Tuyên Quang xuôi sông Lô đi ứng cứu cho tàu chở quân từ Hà Nội lên đang bị ta chặn đánh tại Khoan Bộ (Lập Thạch – Vĩnh Phúc). Khi tới Chí Đám chúng lọt vào trận địa phục kích của ta. Sau gần 6 giờ chiến đấu quyết liệt, pháo binh ta đã bắn chìm 2 tàu chiến trọng tải 500 tấn, bắn cháy và bắn bị thương 3 chiếc khác; 350 tên địch cùng một số lớn vũ khí, đạn dược bị tiêu diệt. Ta thu nhiều vũ khí và đồ dùng quân sự. Sau gần một tháng sau, ngày 22/11/1947 địch từ Tuyên Quang theo sông Lô rút lui về Việt Trì; đường sông, tàu thủy và ca nô đi chậm; đường bộ, lính bộ binh do thám và sục sạo đề phòng bị phục kích; có máy bay yểm trợ trên không. Ngày 24/11/1947 tàu chiến địch tới Chí Đám bị trúng trận địa thủy lôi của ta. Tàu chở các sĩ quan của địch bị trúng đạn, hơn 100 tên chết chìm theo tàu. Thắng lợi thôi thúc ý chí, ta tiếp tục truy kích địch diệt thêm nhiều lính giặc. Tính tổng cộng trên mặt trận sông Lô – Thu Đông năm 1947 ta tiêu diệt hơn 1.000 tên địch; 10 tàu chiến và 1 ca nô; hạ 1 thủy phi cơ, thu rất nhiều vũ khí, đạn dược và đồ dùng quân sự.

Vậy là bằng ý chí, sự đoàn kết và trí tuệ chiến tranh du kích, với “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”, quân và dân ta đã cắt đứt hướng tấn công với âm mưu thâm độc của thực dân Pháp trên con đường lên chiến khu Việt Bắc. Và nơi đây, dòng Lô giang xanh thẳm đã là mồ chôn của biết bao giặc Pháp, nhấn chìm dưới đáy sông biết bao tàu chiến và súng pháo của kẻ thù. Nơi đây đã trở thành bản trường ca lịch sử về ý chí và tinh thần dân tộc. Sức lan tỏa của chiến thắng sông Lô đã trở thành sức mạnh và niềm tin cho quân và dân ta nơi chiến khu Việt Bắc. Vẫn còn đây âm hưởng hùng tráng và tự hào tượng đài chiến thắng sông Lô soi bóng xuống Lô giang xanh thẳm. Vẫn còn đây những tấm bia lịch sử ghi dấu những chiến công oanh liệt bên dòng Lô. Tất cả như lời hiệu triệu của non sông đất nước vọng về tiếp sức cho hôm nay.

Tượng đài chiến thắng sông Lô còn có cả nhà trưng bày chiến thắng sông Lô bên trong nhà trưng bày hiện đang trưng bày 9 lợi phẩm thu được của địch trong chiến dịch sông  Lô năm 1947.      

Tô Giang (tổng hợp)

Nguồn tài liệu tham khảo:


Di tích lịch sử văn hóa http://ditichlichsuvanhoa.com

Báo mới http://www.baomoi.com

Sở VHTTDL tỉnh Phú Thọ http://svhttdl.phutho.gov.vn

NỔI BẬT TRANG CHỦ