(Tổ Quốc) - Ngày 22/6, ông Đỗ Quốc Tiệp, Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật CDC Quảng Bình cho hay, Trung tâm đang phối hợp với các địa phương trong toàn tỉnh tiến hành xử lý môi trường, phun thuốc diệt muỗi… nhằm khống chế và sớm dập dịch sốt xuất huyết đã xuất hiện tại một số địa phương.
- 05.06.2022 TP.HCM phát hiện 111 ổ dịch sốt xuất huyết mới, đã có 7 trường hợp tử vong: Dấu hiệu cảnh báo cần nhập viện gấp
- 04.05.2020 Xuất hiện 6 ổ dịch sốt xuất huyết trên địa bàn 4 quận, huyện ở TP.HCM
- 29.10.2019 Nhanh tay mua ngay 1 trong 8 chậu cây vừa chống muỗi vừa làm đẹp nhà để "đi qua" mùa dịch sốt xuất huyết
- 03.09.2019 Đà Nẵng: Dịch sốt xuất huyết tăng nhanh, đã có một bệnh nhân tử vong
Đến thời điểm hiện tại, CDC Quảng Bình đã ghi nhận 147 ca mắc sốt xuất huyết tập trung chủ yếu ở huyện Bố Trạch, Lệ Thủy, Quảng Ninh và Tp. Đồng Hới và một số điểm trên tất cả các huyện. Nhiều nơi bệnh nhân đã nhập viện và điều với biểu hiện nặng, như: sốt cao và rối loạn tiêu hóa.
Ông Đỗ Quốc Tiệp cho hay, với diễn biến cực đoan của thời tiết hiện tại thì những nguy cơ xuất hiện các loại dịch bệnh là rất hiện hữu. Nếu không được kiểm soát sớm thì việc bùng phát các loại dịch bệnh và cùng với dịch Covid-19 vẫn còn trên địa bàn thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong công tác phòng chống dịch.
"Chúng tôi đã cung cấp hóa chất và tổ chức phun hóa chất diệt muỗi phòng sốt xuất huyết tại các địa bàn trọng điểm. Để phòng chống được dịch bệnh, người dân tại các địa phương cần nâng cao ý thức phòng, chống các loại dịch bệnh, trước hết cho bản thân và gia đình, sau nữa là góp phần chung tay bảo vệ cộng đồng an toàn"… ông Đỗ Quốc Tiệp khẳng định.
Ông Đỗ Quốc Tiệp cũng nhận định: Chu kỳ của một đợt dịch SXH bùng phát mạnh là 3-4 năm. Đợt dịch bùng phát gần đây nhất vào năm 2019, vì vậy khả năng năm nay có thể sẽ bắt đầu một đợt dịch sốt xuất huyết mới, đang bùng phát mạnh tại nhiều tỉnh, thành phố khu vực phía Nam, tỉnh Quảng Bình cũng có nguy cơ cao nếu không có giải pháp ngăn chặn kịp thời.
Để hạn chế số ca mắc sốt xuất huyết, mỗi người dân, mỗi gia đình, mỗi cơ quan cần dọn dẹp nơi làm việc, sinh sống, không để vật chứa, đọng nước làm cho muỗi đẻ trứng làm phát sinh lăng quăng…
Khi trong gia đình có người sốt liên tục từ 2-3 ngày cần nghĩ đến SXH và khi xác định mắc SXH có thể theo dõi, chăm sóc tại nhà nhưng phải nhập viện ngay khi có các dấu hiệu cảnh báo, như: Sốt li bì, chân tay lạnh, đau bụng nhiều, nôn ói liên tục, xuất huyết niêm mạc, nôn ra máu...