• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Quảng Bình: Mộ và Nhà thờ Hoàng Kế Viêm là di tích lịch sử cấp Quốc gia

Thực hiện: Vĩnh Quý | 27/04/2023

(Tổ Quốc) - Ngày 27/4, tại xã Lương Ninh huyện Quảng Ninh tỉnh Quảng Bình, UBND huyện Quảng Ninh cùng gia đình danh tướng Hoàng Kế Viêm đã tổ chức lễ đón nhận "Bằng xếp hạng di tích lịch sử Quốc gia Mộ và Nhà thờ Hoàng Kế Viêm"

Danh tướng Hoàng Kế Viêm (tên thật là Hoàng Tá Viêm), tự Nhật Trường, hiệu Tùng An, sinh ngày 21/7/1820 và mất ngày 8/4/1909, an táng tại quê ở làng Văn La, tổng Văn Đại, phủ Quảng Ninh (nay thuộc xã Lương Ninh, huyện Quảng Ninh).

Quảng Bình: Mộ và Nhà thờ Hoàng Kế Viêm là di tích lịch sử cấp Quốc gia - Ảnh 1.

Cổng vào phần mộ danh tướng Hoàng Kế Viêm

Quảng Bình: Mộ và Nhà thờ Hoàng Kế Viêm là di tích lịch sử cấp Quốc gia - Ảnh 2.

Phần mộ Hoàng Kế Viêm

Quảng Bình: Mộ và Nhà thờ Hoàng Kế Viêm là di tích lịch sử cấp Quốc gia - Ảnh 3.

Lãnh đạo và người dân Quảng Bình viếng mộ Hoàng Kế Viêm

Nhà thờ Hoàng Kế Viêm được xây dựng vào năm 1937 trên nền nhà cũ của ông trước đây. Năm 1967, nhà thờ ông bị đánh sập trong một đợt không kích của giặc Mỹ, chỉ còn phần nền móng. Năm 1998, con cháu trong dòng họ Hoàng đã đóng góp công, của xây dựng nhà thờ. Năm 2000 nhà thờ hoàn thành và đến năm 2009 - 2010, con cháu tiếp tục đóng góp tôn tạo lại quy mô như hiện nay.

Quảng Bình: Mộ và Nhà thờ Hoàng Kế Viêm là di tích lịch sử cấp Quốc gia - Ảnh 4.

Ông Hồ An Phong, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình mong muốn người dân cùng chính quyền bảo tồn và phát huy giá trị Di tích Mộ và Nhà thờ Hoàng Kế Viêm xứng tầm với vị thế của một di sản cấp Quốc gia.

Ông Hồ An Phong, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình chia sẻ: Di tích Mộ và Nhà thờ Hoàng Kế Viêm được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia, đó không chỉ là sự tôn vinh danh nhân, danh tướng và khẳng định những giá trị lịch sử văn hóa của di tích mà còn là sự ghi nhận công lao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Lương Ninh, huyện Quảng Ninh, của dòng họ Hoàng.

"Từ mốc son ngày hôm nay, chúng ta cùng chung tay bảo tồn và phát huy giá trị Di tích Mộ và Nhà thờ Hoàng Kế Viêm xứng tầm với vị thế của một di sản cấp Quốc gia; đồng thời cùng quản lý khai thác thật khoa học và hiệu quả kho tàng di sản, coi đó là niềm vinh dự, tự hào và cũng là trách nhiệm lớn lao đối với sự nghiệp bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của dân tộc Việt Nam"… ông Hồ An Phong mong muốn.

Quảng Bình: Mộ và Nhà thờ Hoàng Kế Viêm là di tích lịch sử cấp Quốc gia - Ảnh 5.

Thừa ủy quyền của Bộ trưởng Bộ VHTTDL, ông Hồ An Phong đã trao bằng xếp hạng di tích Quốc gia Mộ và Nhà thờ Hoàng Kế Viêm.

Quảng Bình: Mộ và Nhà thờ Hoàng Kế Viêm là di tích lịch sử cấp Quốc gia - Ảnh 6.

Lãnh đạo tỉnh Quảng Bình, lãnh đạo UBND huyện Quảng Ninh cùng thân nhân gia đình danh tướng Hoàng Kế Viêm chụp ảnh lưu niệm trong buổi lễ đón nhận bằng xếp hạng di tích Quốc gia

Trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước Việt Nam, danh tướng Hoàng Kế Viêm là một trong những danh tướng đã đóng góp to lớn qua các thời kỳ lịch sử của dân tộc, góp phần làm rạng rỡ non sông nói chung và Quảng Bình nói riêng.

Thời nhà Nguyễn, Thống đốc quân vụ Bắc Kỳ Hoàng Kế Viêm từng được phong Đông các Đại học sĩ. Không chỉ là một vị tướng tài, ông còn là một nhà thơ, một nhà viết lịch sử đồng thời là một danh tướng, một nhân vật lịch sử lừng lẫy nửa cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.

Chiến công của ông vào các năm năm 1873, năm 1883 ở Ô Cầu Giấy (Hà Nội) đã khơi dậy trong nhân dân lòng yêu nước, tô điểm thêm cho lịch sử vinh quang của Thủ đô anh hùng, thành phố vì hòa bình Thăng Long - Hà Nội nghìn năm văn hiến.

Quảng Bình: Mộ và Nhà thờ Hoàng Kế Viêm là di tích lịch sử cấp Quốc gia - Ảnh 7.

Thân nhân danh tướng Hoàng Kế Viêm tại buổi lễ

Công lao, sự nghiệp của Hoàng Kế Viêm và những cống hiến lớn lao cho triều đình, cho đất nước trong suốt thời gian lãnh chức Tiết chế quân vụ Bắc Kỳ. Tên tuổi Hoàng Kế Viêm là biểu tượng đẹp về tinh thần yêu nước, khát vọng độc lập tự do, ý chí tự cường và tinh thần đấu tranh thoát khỏi ách đô hộ.

Ông cũng là người luôn quan tâm chăm sóc đến đời sống nhân dân, có lòng thương dân sâu sắc, luôn tìm cách bảo vệ, che chở nhân dân. Cuộc đời của ông, để lại nhiều bài học quý báu cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm nay và cả mai sau…

NỔI BẬT TRANG CHỦ