• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Quảng Ninh: Toạ đàm về hình tượng nghê - sư tử trong kiến trúc cổ Việt Nam

25/11/2015 15:32

(Cinet)- Bảo tàng Quảng Ninh và Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam vừa phối hợp tổ chức toạ đàm về hình tượng nghê - sư tử trong kiến trúc cổ Việt Nam.

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

(Cinet)- Bảo tàng Quảng Ninh và Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam vừa phối hợp tổ chức toạ đàm về hình tượng nghê - sư tử trong kiến trúc cổ Việt Nam.

Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đã cùng thảo luận về nhiều vấn đề như: Điểm riêng biệt của nghê - sư tử Đại Việt qua các triều đại phong kiến Việt Nam; những đặc điểm khác biệt của nghê - sư tử Đại Việt với sư tử Trung Quốc; việc sử dụng các linh vật Việt để thay thế sư tử ngoại lai ở các di tích hiện nay…

Đại diện Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam cũng đã giới thiệu về hình tượng nghê - sư tử trong kiến trúc cổ Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử. Đây là những hình tượng nghê - sư tử đã được sưu tầm, nghiên cứu, giới thiệu trong Triển lãm Hình tượng sư tử và nghê trong nghệ thuật điêu khắc cổ Việt Nam của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.

Trong kho tàng kiến trúc cổ của người Việt, hình nghê thường được chạm khắc trên kết cấu kiến trúc. Nghê mẹ, nghê con quấn quýt xum vầy, nghê đực nghê cái đùa giỡn, nghê chầu ngọc, nghê ngậm ngọc,… hình ảnh nghê hòa quện vào không gian tâm linh. Những con nghê được tạo hình vui nhộn, dường như chúng mang “tính người”. Thoát ra ngoài công năng trang trí, cõng trên những chú nghê là ý nghĩa cầu mong sự xum vầy, hạnh phúc, no đủ, sinh sôi phát triển - ước vọng phồn thực của cư dân nông nghiệp. Chính vì lẽ đó mà hình tượng nghê - sư tử xuất hiện nhiều trong những không gian thiêng, trở thanh biểu tượng cho nét văn hóa tâm linh của người Việt.

Tọa đàm là hoạt động ý nghĩa, đem đến cái nhìn khái quát về diễn biến phát triển, đặc điểm tạo hình, phong cách nghệ thuật, chức năng sử dụng cùng những ý nghĩa biểu tượng văn hóa của hình tượng nghê - sư tử.

CN
 

NỔI BẬT TRANG CHỦ