(Tổ Quốc) - Anh Phục là thế hệ thứ 4 của gia đình theo nghề may cờ Tổ quốc từ khi Cách mạng tháng 8 (năm 1945) thành công.
Những ngày cuối tháng 8, tại gia đình của anh Nguyễn Văn Phục (làng Từ Vân, xã Lê Lợi, Thường Tín, Hà Nội) ngập tràn sắc đỏ. Lễ Quốc khánh, sắc đỏ của cờ hoa trên các con phố Hà Nội rực lên trong nắng thu vàng. Rất nhiều trong sắc đỏ ấy là những lá cờ Tổ quốc do gia đình anh làm ra. Điều đặc biệt hơn cả, anh Phục là thế hệ thứ 4 của gia đình (sau cụ, ông, bố) theo nghề may cờ Tổ quốc từ khi Cách mạng tháng 8 thành công.
Thời điểm phóng viên Báo điện tử Tổ quốc có mặt, anh Phục đang mang hàng lên phố Hàng Bông (Hoàn Kiếm) để giao cho khách. Bà Đặng Thị Đàn (mẹ anh Phục) chia sẻ, tính đến nay gia đình bà có 4 đời may cờ và hơn 70 “kinh nghiệm”.
“Trước Cách mạng tháng 8, cụ nhà tôi là thành viên của Hợp tác xã Cờ Đỏ có địa chỉ tại số 4, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội, được nhà nước đào tạo may cờ. Vì vậy, lá cờ đỏ sao vàng đầu tiên của đất nước ta trong dịp Quốc khánh 2/9/1945, gia đình tôi là một trong những hộ đầu tiên tham gia sản xuất cờ”, bà Đàn cho biết thêm.
Với bà Đàn, anh Phục và các thành viên khác trong gia đình - được may cờ là sự may mắn, vinh dự không phải ai cũng có.
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Bảo Trung