(Tổ Quốc) - Trong thời đại ngày nay, sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả nói riêng đang được cả thế giới coi trọng. Việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong đó có bảo hộ quyền tác giả đã và đang được chú trọng hơn, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa, đẩy mạnh hội nhập quốc tế.
Việt Nam trên bước đường phát triển, đẩy mạnh hội nhập quốc tế không thể tách mình ra khỏi tiến trình đó. Trước thực tế, khi xây dựng dự thảo Luật Thư viện, các quy định về bản quyền, sở hữu trí tuệ trong hoạt động thư viện đã được đặt ra. Từ góc độ của những người tham gia xây dựng dự thảo Luật Thư viện chúng tôi nhận thấy: Cần phải quan tâm đến việc bảo hộ quyền tác giả, nhưng mặt khác cũng cần đặt ra các ngoại lệ cho các thư viện và cơ quan thông tin khi thực thi vấn đề này quả thật là một bài toán, một câu hỏi lớn đối với các cơ quan ban hành chính sách, pháp luật và nhóm nghiên cứu. Tôi hoàn toàn nhất trí với luận điểm mà IFLA đã đưa ra gần đây: Hạn chế quyền tác giả và đặt ra các ngoại lệ đối với dịch vụ thông tin-thư viện cũng là một trong những yếu tố tác động đến khả năng truy cập vào kiến thức và góp phần phát triển con người và xã hội. Gần đây, Liên đoàn quốc tế các Thư viện và Hiệp hội thư viện (IFLA) ủng hộ cải cách bản quyền do Tổ chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO) đề xướng nhằm tạo ra sự cân bằng lợi ích công cộng trong việc tiếp cận thông tin với các quyền của tác giả, nghệ sĩ, và nhà xuất bản. Theo quan điểm của IFLA: Thư viện cần có được các quy định bản quyền quốc tế, cùng với những hạn chế và ngoại lệ, để có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình là cung cấp tiếp cận tri thức và di sản văn hóa và khoa học của nhân loại.
Việt Nam với việc tham gia ký kết và cam kết về bảo hộ sở hữu trí tuệ
Trong hơn một thập kỷ qua, trước yêu cầu đặt ra của quá trình chủ động hội nhập quốc tế, trong đó có việc gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), trong lĩnh vực bảo hộ quyền tác giả, Việt Nam đã ký hai Hiệp định song phương là Hiệp định về thiết lập quan hệ quyền tác giả Việt Nam-Hoa Kỳ ngày 27/6/1997 (có hiệu lực từ ngày 23/12/1998) và Hiệp định về bảo hộ sở hữu trí tuệ và hợp tác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ Việt Nam-Thuỵ Sĩ ngày 07/7/1999 (có hiệu lực từ ngày 08/6/2000). Ngoài ra, Việt Nam đã lần lượt tham gia các Công ước quốc tế trong lĩnh vực quyền tác giả: Công ước Berne về bảo hộ tác phẩm văn học và nghệ thuật có hiệu lực từ ngày 26/10/2004; Công ước Genève về bảo hộ nhà sản xuất bản ghi âm chống việc sao chép trái phép bản ghi âm của họ có hiệu lực từ ngày 06/7/2005; Công ước Bruxelles liên quan đến việc phân phối các tín hiệu mang chương trình truyền qua vệ tinh có hiệu lực từ ngày 12/01/2006; Công ước Rome bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm và tổ chức phát sóng có hiệu lực từ ngày 01/3/2007. Từ tháng 11/2006, khi trở thành thành viên của WTO, Việt Nam đồng thời có nghĩa vụ thực hiện Thỏa thuận về những khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS). Việc ký các Hiệp định quốc tế song phương và tham gia các Công ước và Thỏa thuận đa phương nói trên đã khẳng định chính sách mở cửa, hội nhập dần dần của Việt Nam vào lĩnh vực bảo hộ quyền tác giả của khu vực và thế giới. Quyền tác giả được quy định tại Điều 27 Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 10/12/1948:
1. Mọi người có quyền tự do tham gia vào đời sống văn hóa của cộng đồng, quyền được thưởng thức nghệ thuật và được chia sẻ những tiến bộ khoa học cũng như những lợi ích mà chúng mang lại.
2. Mỗi người đều có quyền được bảo vệ các quyền lợi vật chất và tinh thần phát sinh từ bất kỳ sáng tạo khoa học, văn học hay nghệ thuật của chính mình.
Một số quy định về sở hữu trí tuệ liên quan đến hoạt động thông tin thư viện của một số nước trên thế giới
Ở một số nước, Luật Bản quyền bao gồm các quy định để các thư viện và lưu trữ có thể cung cấp truy cập công cộng đến tri thức nhưng ở nhiều nước trên thế giới, những trường hợp ngoại lệ chỉ áp dụng cho các nguồn tài nguyên tồn tại với các định dạng truyền thống.
Tại một số quốc gia, đặc biệt là ở châu Phi và châu Mỹ La tinh, không có trường hợp ngoại lệ bảo vệ các dịch vụ của thư viện và lưu trữ. Tuy nhiên, cũng đã có nhiều quốc gia đặt ra những quy định riêng cho hoạt động thư viện.
"Luật quyền tác giả Hợp chủng quốc Hoa Kỳ" quy định: Nếu bản sao được thực hiện để tạo điều kiện cho mượn, thư viện phải tuân thủ theo các quy định tại 107 hoặc 108. Hiện nay, Luật Quyền tác giả của Hoa Kỳ cho phép thư viện làm bản sao của tài liệu in ấn để cho người sử dụng của thư viện mượn trong thư viện hoặc mượn liên thư viện. Thư viện cũng có thể tạo các các bản sao (bao gồm: bản nghiên cứu và các bản sao dự phòng ) và cho mục đích lưu trữ ( bảo quản và thay thế). Việc cho mượn các tài liệu phi in ấn trong thư viện số/thư viện điện tử phải tuân theo Điều 109. Bản sao phải được ủy quyền ở một nơi khác trong luật pháp hoặc của chủ sở hữu trước khi nó có thể được thực hiện và phân phối. Luật Bản quyền kỹ thuật số thiên niên kỷ "DMCA" phản ánh những quy định này. Nó sửa đổi Mục 108 cho phép làm bản sao kỹ thuật số cho mục đích lưu trữ, bảo quản nhưng quyền phân phối một bản sao lưu trữ hoặc thay thế kỹ thuật số vẫn đòi hỏi ủy quyền.
Tương tự như ở Hoa Kỳ, Luật Bản quyền của Úc cho phép các thư viện các kho lưu trữ sao chép và chia sẻ tài nguyên từ các nguồn quyên góp tới khách hàng cho mục đích nghiên cứu và học tập và tới các thư viện khác với mục đích bổ sung vốn tài liệu, chấp nhận cho các thư viện và các kho lưu trữ mà không tạo ra lợi nhuận. Với các quy định này, các thư viện và cơ quan lưu trữ: "tất cả hoặc một phần của nguồn tài liệu có thể được truy cập bởi các thành viên của thư viện một cách trực tiếp hoặc thông qua các sự cho mượn của các thư viện với nhau và các thư viện quốc gia. Các thư viện và kho lưu trữ được quyền sao chép lại một công việc trong vốn tài liệu vì các mục đích quản trị. Theo luật này, các quy định về truy cập do các tình nguyện viên thực hiện nhằm quản trị các bản sao chép đã được đặt ra như sau: Một bản sao một đầu sách có trong bộ sưu tập có thể có được sẵn sàng phục vụ trên mạng để các nhân viên của các thư viện và kho lưu trữ có thể xem công việc trên máy tính dưới sự cho phép của thư viện.
Các quy định về việc thay thế các bản sách bị hư hỏng, mất và bị đánh cắp cũng được quy định cụ thể: Các thư viện và kho lưu hiện nay cho phép làm một bản thay thế cho bản sách bị hư hỏng, mất hoặc bị đánh cắp cho dù các phần khác của tập sách đó vẫn đang được buôn bán. Một nhân viên chính quyền phải công bố lý do bản thay thế này được làm để thay thế cho bản đã bị hư hỏng, phá hoại, mất hay bị đánh cắp. Luật sở hữu trí tuệ của Úc cho phép sao chép và truyền tải hơn 15 trang từ một tập văn thơ xuất bản dưới dạng điện tử.
Quyền của chủ sở hữu quyền tác giả
Các chủ sở hữu quyền tác giả có quyền kiểm soát số lượng sử dụng sản phẩm của họ, bao gồm quyền tái xuất bản và sao chép lại dạng tài liệu này (ở dạng tương tự hay dạng số hóa), tải lên các mạng cục bộ hay các trang mạng internet, thư hay fax. Chủ sở quyền tác giả trong lĩnh vực phần mềm máy tính và các bản nhạc ghi âm có quyền kiểm soát số tiền cho thuê các sản phẩm bao gồm chính sản phẩm như là các đĩa nhạc, phần mềm trên đĩa, các bản sao chép phim và các bản nhạc được thu âm (các chủ sở hữu quyền tác giả khác không được kiểm soát số tiền cho thuê).
Thông thường, nếu bạn muốn sử dụng các sản phẩm có bản quyền theo cách này, bạn cần phải được chủ sở hữu quyền tác giả chấp thuận, nếu không sẽ là vi phạm bản quyền. Quyền của các chủ sở hữu quyền tác giả không bao gồm quyền cho mượn các sản phẩm bản quyền. Vì thế, mượn các sản phẩm bản quyền không phải là vi phạm quyền sở hữu.
Khái niệm "Mượn" đã được luật của Úc quy định cụ thể. Có sự khác biệt giữa mượn và thuê. Theo quy định của Luật bản Quyền của Úc, mượn nghĩa là bạn cho phép người khác sử dụng sản phẩm trong một khoảng thời gian mà không yêu cầu trả tiền. Nếu yêu cầu trả phí, tức là có sự thỏa thuận cho thuê thương mại, khi đó cần có sự cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
Đối với bản sao chép tài liệu số, các bản sao chép bị coi là vi phạm bản quyền là các bản sao chép được tạo ra mà không có sự chấp thuận của chủ sở hữu, không có ngoại lệ cho vi phạm bản quyền (dù các bản sao được làm bởi cá nhân với mục đích cá nhân hay các tổ chức vi phạm quyền tác giả trên nền tảng thương mại). Trước ngày 1/1/2005, sở hữu, mượn và sử dụng các sản phẩm vi phạm bản quyền không phải chịu trách nhiệm pháp lý về vi phạm bản quyền. Khi đạo luật về Quyền tác giả có hiệu lực từ ngày 1/1/2005, cá nhân sử dụng các sản phẩm vi phạm bản quyền như DVD,CD, CD-ROM, MP3 và các sản phẩm số khác là vi phạm quyền tác giả.
Người ủy quyền cho người khác vi phạm quyền tác giả sẽ bị coi là vi phạm quyền tác giả. Nếu thư viện sở hữu bản sao chép vi phạm quyền tác giả , ví dụ như một chiếc DVD, cho người khác mượn thì người mượn đó vi phạm quyền tác giả nếu anh ta sử dụng chiếc DVD. Trong trường hợp này, thư viện ủy quyền cho người khác vi phạm thì thư viện cũng vi phạm bản quyền.
Tại Úc, phần lớn các thư viện đều nỗ lực đảm bảo không sở hữu các sản phẩm vi phạm bản quyền. Đối với các sản phẩm được tặng, Luật Sở hữu trí tuệ của Úc cũng đặt ra một số điều kiện: sản phẩm được bán, tặng hay để lại cho các thư viện cũng phải đảm bảo một số điều kiện nhất định. Các điều kiện này có thể được áp dụng trong trường hợp sản phẩm là cá nhân hoặc nhạy cảm với tự nhiên (không thích hợp với số đông). Các điều kiện này thỉnh thoảng giới hạn việc sử dụng sản phẩm ví dụ như chỉ được sử dụng ở trong thư viện mà không được cho mượn. Với các điều kiện này, tốt nhất là tôn trọng chúng, bởi cho dù phá vỡ các qui tắc đó cũng không vi phạm bản quyền, nhưng sẽ ảnh hưởng tới mối quan hệ của người chủ sở hữu. Trường hợp một số sản phẩm có quyền sở hữu được nhập đến Úc mà không có sự cho phép của chủ sở hữu sẽ gây tổn đến quyền tác giả của chủ sở hữu. Trường hợp này có thể xảy ra ngay cả khi bản sao chép đó là hợp pháp ở đất nước ban đầu (nước gửi sản phẩm). Vì vậy, thư viện nên nhập các sản phẩm ghi âm không vi phạm (như CD, băng và ghi âm).
Ở Việt Nam, Nhà nước ta đã quan tâm đến vấn đề sở hữu trí tuệ nói chung và bảo vệ quyền tác giả và quyền liên quan nói riêng. Sự quan tâm đó đã được thể chế hóa thành các quy định cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật: Luật sở hữu trí tuệ, Luật dân sự , Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013… Thực tế hoạt động thông tin-thư viện Việt Nam cho thấy, vấn đề bản quyền hiện chưa thể kiểm soát được. Nhiều thư viện có dấu hiệu vi phạm bản quyền với việc số hóa và nhượng lại các tài liệu số không có sự thương thảo với các tác giả. Một số thư viện tự ý sao chụp toàn văn tài liệu cung cấp cho người sử dụng trong và ngoài thư viện một cách tùy tiện.
Trong bối cảnh hiện nay, với việc đẩy mạnh hội nhập quốc tế, việc xây dựng và thực thi các quy định liên quan đến quyền tác giả trong hoạt động thông tin- thư viện ở Việt Nam đã được nghiên cứu và thể chế hóa. Dự thảo Luật Thư viện đã đặt ra những quy định về sở hữu trí tuệ trong hoạt động thư viện. Tuân thủ quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ đã được quy định tại khoản 5 trong Điều 23 Nguyên tắc hoạt động thư viện. Trong các hoạt động có liên quan, như Chuyển dạng, số hóa tài nguyên thông tin đã được quy định rõ tại Khoản 2 điểm đ: Chuyển dạng, số hóa tài nguyên thông tin phục vụ lưu giữ và nghiên cứu theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và quy định khác của pháp luật có liên quan (Điều 24. Phát triển tài nguyên thông tin). Không chỉ đặt ra quy định với người làm công tác thư viện và còn đặt quy định của người sử dụng thư viện. Tại Điều 44. Khoản 1 đã quy định cụ thể Quyền của người sử dụng thư viện: Được sử dụng thư viện trên lãnh thổ Việt Nam phù hợp quy chế và nội quy của thư viện; được tiếp cận, sử dụng tài nguyên thông tin và tiện ích thư viện phù hợp với nội quy của thư viện, pháp luật về sở hữu trí tuệ, bảo vệ bí mật nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan; được tạo điều kiện mượn tài liệu liên thư viện.
Những quy định này đã góp phần đảm bảo tuân thủ luật sở hữu trí tuệ đảm bảo quyền tác giả và các quyền liên quan trong hoạt động thư viện.