(Tổ Quốc) - Năm 2018 có thể được coi là dấu mốc quan trọng của Gia Lâm khi khu vực này được định hướng quy hoạch thành khu đô thị lớn thuộc cửa ngõ Đông Bắc Hà Nội, đặc biệt là sự xuất hiện của một đại đô thị đẳng cấp Singapore với quy mô chưa từng có tại Việt Nam.
Mục tiêu "nâng tầm" Gia Lâm
Ngay từ đầu năm 2018, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội đã yêu cầu phải hoàn thành quy hoạch Gia Lâm tỷ lệ 1/5.000 trong năm nay theo định hượng phấn đấu thành khu đô thị lớn. Giữa tháng 8/2018, địa phương này cho biết đang chỉ đạo hoàn thiện Đề án đầu tư xây dựng thành quận nội đô vào năm 2020. Như vậy, một khu đô thị sầm uất, hiện đại ở ngay cửa ngõ phía Đông Bắc thủ đô sẽ sớm hình thành và phát triển. Do đó, trong thời gian gần đây, hạ tầng giao thông của khu vực trở thành vấn đề quan trọng hàng đầu.
Trong chiến lược phát triển giao thông của Hà Nội, trong giai đoạn từ 2018 đến 2021 sẽ xây xong 4 cây cầu mới là cầu Tứ Liên, cầu Đuống 2, cầu Trần Hưng Đạo và cầu Giang Biên. Trong số đó, hai cây cầu đi qua huyện Gia Lâm là cầu Đuống 2 dài 0,5 km, rộng 33m và đường nối đến địa phận Bắc Ninh dài 4,2 km và rộng 48 m; cầu Giang Biên dài hơn 2.200 m và đường dẫn hai đầu cầu với chiều dài khoảng 5.698 m.
Những cây cầu mới này sẽ là yếu tố tích cực đối với giao thông thủ đô nói chung và Gia Lâm nói riêng, góp phần giảm tải áp lực giao thông, tăng tính kết nối với khu trung tâm và các vùng lân cận, đồng thời cũng tạo đà cho sự phát triển các trung tâm mới. Lợi thế về giao thông cũng là đòn bẩy giúp thị trường bất động sản các vùng lân cận tăng giá, đặc biệt là khu vực Gia Lâm, Long Biên…
Năm 2018, Hà Nội cũng phê duyệt xây dựng tuyến đường 3,2km nối từ địa bàn Đa Tốn (vị trí giáp ranh giữa TP. Hà Nội và tỉnh Hưng Yên) đến tuyến đường 179 thuộc địa bàn Kiêu Kỵ (trung tâm của Gia Lâm).
Bên cạnh đó, địa bàn Gia Lâm cũng là điểm giao cắt của nhiều tuyến đường giao thông quan trọng đã và đang được đầu tư xây dựng như: Quốc lộ 1A; Quốc lộ 1B; Quốc lộ 3 mới Hà Nội - Thái Nguyên; Quốc lộ 5; Đường ôtô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng; đường Hà Nội - Hưng Yên, ga Yên Viên và hệ thống đường sắt ngược lên phía Bắc, Đông Bắc và xuôi cảng biển Hải Phòng... góp phần quan trọng vào phát triển và giao lưu kinh tế giữa Gia Lâm và các khu vực khác.
Đầu tư khủng thay đổi diện mạo Gia Lâm
Với mục tiêu "nâng tầm" Gia Lâm của chính quyền thành phố, nhiều chính sách khuyến khích đầu tư, thúc đẩy sự xuất hiện các khu đô thị, khu công nghiệp và trung tâm mua sắm… được chính quyền địa phương áp dụng. Một trong những điểm nhấn quan trọng trong bài toán quy hoạch Gia Lâm là sự xuất hiện của một đại đô thị mang tên VinCity Ocean Park với tổng diện tích quy hoạch khoảng 420ha.
VinCity Ocean Park là dự án đầu tiên mang thương hiệu VinCity của tập đoàn Vingroup, được xây dựng theo mô hình đại đô thị đẳng cấp Singapore với phong cách hiện đại, tiện nghi đa dạng phù hợp với nhu cầu sống của mọi khách hàng, đặc biệt là những gia đình đa thế hệ - vốn là nhóm đối tượng khó tìm được dự án phù hợp đáp ứng được nhu cầu của mọi thành viên trong khu vực nội đô.
Đại đô thị bao gồm: các khu nhà ở cao tầng có thiết kế thông minh, với hàng loạt tiện ích, cơ sở hạ tầng đẳng cấp như trường Đại học chuẩn quốc tế VinUni, trường học các cấp, bệnh viện Vinmec, Công viên Gym, Công viên BBQ, Biển hồ nước mặn, sân chơi trẻ em, sân tập thể thao…
Biển hồ nước mặn 6,1ha – Điểm nhấn độc đáo của VinCity Ocean Park
Với khoảng 62 ha diện tích là công viên và cây xanh, mật độ xây dựng chỉ gần 19%, Vincity Ocean Park sở hữu hệ thống công viên nội khu lớn được phân bố khắp đô thị, bên cạnh các đại tiện ích, đại cảnh quan. Đặc biệt, đây cũng là đô thị đầu tiên có tới 24,5ha hồ lớn trung tâm và tới 6,1ha biển hồ nước mặn giúp cư dân có thể dạo bước bên bãi biển mỗi ngày.
Nằm ngay đối diện đại đô thị VinCity Ocean Park, một "bom tấn" khác cũng đang được người dân thủ đô mong chờ, đó là chính là công viên Vinpearl Land đầu tiên tại miền Bắc sẽ được đầu tư xây dựng tại Gia Lâm. Công viên có tổng mức đầu tư lên tới 1,5 tỷ đô với điểm nhấn công viên bán hoang dã Safari kết hợp theo cả mô hình trên cạn và dưới nước. Không chỉ nuôi dưỡng và bảo tồn các loài động vật, Vinpearl Land còn là nơi bảo tồn hơn 300 loài tre quý trên khắp thế giới. Bên cạnh khu safari và thế giới tre đặc sắc, Vinpearl Land cũng sẽ có quần thể khu vui chơi công nghệ cao và các trò chơi cảm giác mạnh để thu hút giới trẻ thủ đô và khu vực miền Bắc lân cận.
Nằm ngay đối diện dự án là công viên Vinpearl Land đầu tiên tại khu vực miền Bắc
Một "lá phổi xanh" khác của Thành phố cũng sẽ được xây dựng tại Gia Lâm, nằm ngay liền kề công viên Vinpearl Land. Đó là công viên công cộng quy mô lớn bậc nhất Hà Nội rộng tới 210ha với rừng cổ thụ rộng lớn, bãi cỏ xanh dã ngoại, các đường chạy bộ, đạp xe xen kẽ cây xanh và hồ nước trong lành.
Theo các chuyên gia nhận định, đại đô thị VinCity Ocean Park, công viên Vinpearl Land và công viên công cộng thành phố là những mảnh ghép quan trọng trong bức tranh phát triển của Thủ đô, hoàn thiện thêm những gì mà thủ đô đang chưa có. Trong hai, ba năm nữa, những đại công trình này sẽ thay đổi toàn diện bộ mặt của Gia Lâm lên một tầm mới không chỉ ở góc độ hạ tầng mà cả về quy mô dân cư, trình độ dân trí, chất lượng sống, đem đến một bức tranh sôi động, sầm uất cho khu vực này.