Phần lớn rượu của đồng bào các dân tộc ở vùng Đông Bắc và Tây Bắc được làm từ ngô và thứ men lá. . Ảnh: Ngọc Thành
Khu bán rượu được tập trung riêng ở góc chợ, những can rượu 10 lít, 20 lít xếp thành hàng dài.. Ảnh: Ngọc Thành
Tới chợ, không chỉ có người đàn ông, mà cả những phụ nữ cũng nhân cơ hội gặp lấy chút cay nồng để . Ảnh: Ngọc Thành
Rượu bán trực tiếp tại chợ được đong bằng chiếc ca, sau đó sẽ dồn vào can lớn nhỏ.. Ảnh: Ngọc Thành
. Ảnh: Ngọc Thành
Trong mỗi phiên chợ hàng tuần, ngoài những thứ nông sản phụ vụ đời sống, một thứ “đặc sản” không thể thiếu được để trao đổi buôn bán và dùng ngay tại chỗ đó là rượu ngô.. Ảnh: Ngọc Thành
Khi men nồng đã đượm, những người bạn sẽ thoải mái hơn từ cách giao tiếp đến những câu chuyện thường nhật sau một tuần lao động.. Ảnh: Ngọc Thành
Phụ nữ là người tham gia bán hàng, tất cả đều có thể nếm thử để kiểm tra độ rượu.. Ảnh: Ngọc Thành
Rượu ngô men lá là thứ thức uống làm nóng những phiên chợ vùng cao. Trong phiên chợ, khu bán đồ ăn không thể vắng bóng thứ nước men này. Không ồn ào náo nhiệt, không lời qua tiếng lại mà chỉ có tiếng leng keng và tiếng hò dô cùng cái bắt tay ấm áp.. Ảnh: Ngọc Thành
Hai người đàn ông dân tộc Mông ngồi hàn huyên, bên cạnh, cảnh tấp nấp của phiên chợ Đồng Văn buổi sớm.. Ảnh: Ngọc Thành
Bàn rượu không quá cầu kỳ, chỉ là vài thanh gỗ lắp ghép vừa đủ ngồi và để vài chai rượu, chén rượu nhỏ.. Ảnh: Ngọc Thành
Đàn ông dân tộc đến phiên chợ để gặp bạn bè, để được ngồi tại chỗ cùng nhau nâng chén hàn huyên, thưởng thức hương vị cay nồng của thứ men nồng truyền thống.. Ảnh: Ngọc Thành
Mỗi chén rượu nâng lên là một cái bắt tay thật chặt thể hiện sự mạnh mẽ, tình cảm giành cho người đối diện.. Ảnh: Ngọc Thành