Đường dây nóng
0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn
Liên hệ quảng cáo
091.358.6788
Nhật Bản đang vào mùa ngân hạnh. Ít ai biết rằng lá cây nhỏ bé trông giống như hình chiếc quạt lại trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp, sự thanh bình, phồn thịnh và phát triển của thủ đô hiện đại bậc nhất của đất nước Phù Tang - thành phố Tokyo.
Cho đến bây giờ những người dân bản địa cũng không thể nhớ nổi chính xác hàng cây ngân hạnh được trồng đầu tiên vào khi nào nhưng người ta vẫn truyền tai nhau về sức sống bền bỉ của loài cây nhỏ bé ấy.
Vào năm 1945, trong vụ nổ bom nguyên tử tại thành phố Hirosima, tất cả mọi thứ đều đổ nát nhưng 4 cây ngân hạnh cách đó chỉ 1 – 2km thì vẫn đứng sừng sững. Chúng nằm trong số rất ít các sinh vật trong khu vực vẫn còn sống sót và phục hồi nhanh chóng sau vụ nổ bom.
Kể từ đó trở đi, người dân Nhật Bản coi ngân hạnh là loài cây thiêng, biểu tượng cho sự bền vững và trường tồn.
Nó được trồng ở khắp các đường phố, đại lộ, đền chùa, lăng mộ cổ trên đất nước Phù Tang nhưng nhiều nhất là ở thành phố Hirosima, thành phố Tokyo.
Với hình dáng đẹp mắt, lá cây ngân hạnh đã trở thành biểu tượng thanh bình, phồn thịnh, phát triển của thủ đô Tokyo, từ tháng 6/1989.
Cây ngân hạnh là loài cây thiêng vì vậy sẽ không quá khó để bạn có thể tìm thấy sự hiện diện của nó trong đời sống của người Nhật.
Người ta lấy gỗ của ngân hạnh để chạm trổ, chế tạo ra bàn cờ; quả dùng để nấu ăn thay thế cho hạt sen; lá được sử dụng làm dải đánh dấu trang vừa rẻ tiền lại vừa trang nhã, là nguồn cảm hứng để các nghệ sỹ thiết kế ra các bộ kimono, khăn quàng, khăn tay, đồ trang sức… Không chỉ có vậy, cây ngân hạnh mỗi năm còn giúp đất nước Nhật thu hút một lượng khách du lịch lớn mỗi độ thu về.
Đột ngột và kỳ diệu như một phép màu, thu sang khắp các góc phố con đường ở Nhật được khoác lên một tấm áo vàng rực rỡ của hàng ngàn cây rẻ quạt.
Vốn có sức sống bền bỉ, chịu được điều kiện khắc nghiệt, ngân hạnh được trồng nhiều tại các đường phố, đại lộ, đền chùa, lăng mộ cổ.
Vào các mùa khác trong năm, loài cây này tỏa bóng xanh mướt. Nhưng khi thu sang, chúng bắt đầu chuyển màu lá.
Lá vàng của ngân hạnh kết hợp với màu đỏ của phong tạo nên khung cảnh lãng mạn