(Tổ Quốc) – Bên hành lang Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc và Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra TƯ Trần Quốc Vượng đã trả lời những câu hỏi của báo giới về những sai phạm của nguyên Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng.
- 25.10.2016 Vụ ông Vũ Huy Hoàng đề bạt con trai là ví dụ về “không có cơ chế kiểm soát quyền lực”
- 26.10.2016 Trưởng Ban Tổ chức Trung ương trao đổi về bất cập trong bổ nhiệm cán bộ
- 27.10.2016 Bộ trưởng Công Thương: Sẽ sớm họp triển khai kết luận sai phạm của ông Vũ Huy Hoàng
- 29.10.2016 Sai phạm của Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng: Sẽ xử lý đúng người đúng tội
- 03.11.2016 Kỷ luật cảnh cáo Ban cán sự đảng Bộ Công thương trong thời gian 2011 - 2016
- 03.11.2016 Sau Trịnh Xuân Thanh, đến lượt lãnh đạo Tập đoàn Hoá chất “xin đi nước ngoài chữa bệnh“
- 04.11.2016 Cách chức ông Vũ Huy Hoàng thể hiện thông điệp chống tham nhũng
- 04.11.2016 Thủ tướng chỉ đạo triển khai kỷ luật hành chính ông Vũ Huy Hoàng
Vụ việc đã và đang khiến dư luận bức xúc trong những ngày qua.
Như tin đã đưa, ngày 3/11, Ban Bí thư đã quyết định kỷ luật bằng hình thức cách chức Bí thư Ban cán sự đảng Bộ Công thương trong nhiệm kỳ 2011 - 2016 đối với ông Vũ Huy Hoàng.
Chiều 4/11, bên hành lang Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc và Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra TƯ Trần Quốc Vượng đã trả lời những câu hỏi của báo giới về những sai phạm của nguyên Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng. Vụ việc đã và đang khiến dư luận bức xúc trong những ngày qua.
Ông Trần Quốc Vượng: Cơ chế giám sát của Đảng và Nhà nước lúc nào cũng có (ảnh: Hà Giang) |
Đại biểu Trần Quốc Vượng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra TƯ:
-Có ý kiến cho rằng cách chức người đã về hưu chỉ mang ý nghĩa về mặt danh dự. Cách hiểu này có đúng không, thưa ông?
Ông Trần Quốc Vượng: Không đúng, vì “anh” không thể trốn tránh được. “Anh” đã vi phạm trong lúc giữ chức vụ thì phải xử lý. Sau khi cách chức thì sau này không nói ông Hoàng giữ chức Bí thư Ban cán sự Đảng giai đoạn đó nữa. Các chế độ kèm theo, nếu có, thì không còn được hưởng.
- Qua vụ một số vụ việc, ông có thể cho biết chúng ta cần có cơ chế giám sát như thế nào với người giữ chức vụ cao?
Ông Trần Quốc Vượng: Cơ chế giám sát của Đảng và Nhà nước lúc nào cũng có. Và chúng ta phải tiếp tục hoàn thiện để đi theo từng quá trình phát triển. Cái gì chưa hoàn thiện thì tiếp tục hoàn thiện chứ không phải cứ đứng như thế.
Vấn đề quan trọng là chúng ta phải thực hiện tinh thần giám sát. Và phải phát huy tất cả giám sát của xã hội, giám sát của Nhà nước, giám sát của Đảng. Như Tổng Bí thư nói “càng có quyền lực thì càng phải giám sát”.
-Các trường hợp vi phạm, nếu có, sắp tới sẽ tiếp tục được xử lý mạnh mẽ tương tự, thưa ông?
ĐB Nguyễn Hạnh Phúc- Tổng Thư ký Quốc hội:
-Nhiều cử tri cho rằng việc kỷ luật cách chức những chức vụ mà ông Vũ Huy Hoàng không còn nắm giữ nữa thì viêc kỷ luật không còn nhiều ý nghĩa và như thế nghĩa là người bị kỷ luật cũng vẫn sống bình an, “hạ cánh an toàn”. Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?
Ông Nguyễn Hạnh Phúc: Tôi cho rằng vừa qua Uỷ ban Kiểm tra TƯ đã làm rất nghiêm túc và công khai trước công luận về những vi phạm của đồng chí Vũ Huy Hoàng, có những kết luận rất nghiêm túc. Tôi thấy dư luận nhân dân và cán bộ đều rất đồng tình. Còn vấn đề kỷ luật bên chính quyền thế nào nữa thì còn phải đợi các cơ quan nghiên cứu, thực hiện theo đúng quy định pháp luật.
-Quốc hội khoá XIII được đánh giá là thực hiện việc giám sát rất sát sao với cán bộ được bầu, bổ nhiệm khi đã có 2 lần tổ chức lấy phiếu tín nhiệm với các chức danh này. Trong hai lần lấy phiếu đó, số phiếu tín nhiệm của Bộ trưởng Hoàng cũng không phải ở mức thấp hay báo động gì. Qua việc này có thể thấy công tác giám sát và đánh giá cán bộ cấp cao của Quốc hội thế nào, thưa ông?
Ông Nguyễn Hạnh Phúc: Khi phát hiện sai phạm bất cứ vào thời điểm nào đều xử lý, bất luận đó là ai (ảnh: Hà Giang) |
Ông Nguyễn Hạnh Phúc: Trong quá trình làm đương nhiên có nhiều cơ quan cùng có trách nhiệm trong quá trình giám sát. Có thể trong quá trình giám sát trước Quốc hội chưa phát hiện được nhưng với tinh thần rất trách nhiệm thì các cơ quan nhà nước khi phát hiện sai phạm bất cứ vào thời điểm nào đều xử lý, bất luận đó là ai, ai vi phạm thì đều bị xử lý.
Trường hợp chưa phát hiện ra thì đành chịu nhưng phát hiện ra rồi thì nhất quyết xử lý, không có một khoảng trống, không loại trừ bất cứ ai. Vừa rồi Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống tham nhũng mà đứng đầu là Tổng Bí thư đã làm rất quyết liệt, làm rõ được nhiều vụ án nghiêm trọng mà tưởng chừng mọi việc đã qua rồi, cử tri cũng lo là “chìm xuồng” rồi. Vậy mà tất cả đều được làm rõ, làm rất nghiêm túc và làm là phải xử lý cho thấu tình đạt lý để người có khuyết điểm vi phạm bị xử lý cũng phải tâm phục khẩu phục, cử tri thì đồng tình. Đó là điều tôi thấy rất rõ ràng. Việc cách chức khi không còn chức vụ đó nữa thì còn ý nghĩa gì không? Đây cũng là trường hợp đầu tiên, chưa có tiền lệ, cách chức với người không còn chức vụ nữa nên việc xử lý đúng là rất khó.
Nhưng dù sao việc đó cũng có tính chất răn đe để những người khác thấy dù đã nghỉ hưu đi nữa nhưng khi phát hiện sai phạm thì việc xử lý vẫn phải xử lý.
Việc cách chức Bí thư Ban Cán sự Đảng thì mai này hồ sơ về Đảng sẽ không còn chức vụ đó của giai đoạn đó nữa. Thế nên dù đã nghỉ hưu thì vẫn kiểm soát chứ không thoát được.
-Việc nghiên cứu quy trình để xử lý kỷ luật dự kiến trong thời gian bao lâu vì việc này rất được cử tri và nhân dân mong chờ?
Ông Nguyễn Hạnh Phúc: Việc này báo chí mới đưa tin từ tối qua và chiều nay chúng tôi mới nhận được văn bản. Ngay khi nhận được, chúng tôi đã giao cho cơ quan chức năng và cùng trao đổi với Chính phủ, mà như chỉ đạo của Ban Bí thư là giao Bán cán sự Đảng Chính phủ và Đảng đoàn Quốc hội nghiên cứu quy trình phù hợp. Chúng tôi đang giao các cơ quan nghiên cứu và việc đó cần có thời gian. Khi nào có kết quả sẽ thông báo cho các cơ quan chức năng biết.
Hà Giang (ghi)