• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Sau sụt giảm chạm đáy năm 2018, Ngành Đường sắt Việt Nam kỳ vọng bứt phá trong 2019

Kinh tế 12/01/2019 17:01

Năm 2019, ngành Đường sắt Việt Nam vẫn đặt mục tiêu đạt sản lượng tăng 8% so với năm 2018, doanh thu tăng từ 7% trở lên.

Sau sụt giảm chạm đáy năm 2018, Ngành Đường sắt Việt Nam kỳ vọng bứt phá trong 2019 - Ảnh 1.

Mặc dù đứng trước nhiều khó khăn, song Ngành đường Sắt Việt Nam vẫn hoàn thành mục tiêu doanh thu trong năm 2018.

Ngày 12/1, tại Hà Nội, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR - Bộ GTVT)  đã diễn ra hội nghị triển khai nhiệm vụ kinh doanh năm 2019. 

Tại hội nghị này, ông Vũ Anh Minh, Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, năm 2018, ngành Đường sắt đối mặt với nhiều áp lực cạnh tranh gay gắt từ hàng không giá rẻ, đường cao tốc, vận tải biển về vận tải hành khách và hàng hàng hóa.

Tuy nhiên, nhờ đổi mởi về  tư duy,  đổi mới chất lượng dịch vụ, lấy hành khách, vận tải làm trung tâm phục vụ và phát triển chặng vận tải ngắn, Đường sắt Việt Nam đã hoàn thành tăng mục tiêu doanh thu năm 2018. Bên cạnh đó, nhờ Luật đường sắt năm 2017, các văn bản dưới Luật được ban hành, Đường sắt Việt Nam đã có nền tảng pháp lý để tháo gỡ nhiều rào cản, đảm bảo phát triển bền vững.

Theo ông Vũ Minh Anh,  năm 2019, Ngành Đường sắt Việt Nam vẫn đặt mục tiêu đạt sản lượng tăng 8% so với năm 2018, doanh thu tăng từ 7% trở lên. Măc dù sản xuất kinh doanh ngành Đường sắt có thời gian trầm từ năm 2015 - 2017, năm 2018 sụt giảm chạm đáy, nhưng đã bắt đầu phục hồi, tăng trưởng, để tiếp đà cho năm 2019.

Đặc biệt, với số vốn đầu tư, nâng cấp 7.000 tỷ đồng, năm 2019, Ngành Đường sắt Việt Nam sẽ đầu tư nâng cấp, cải tạo kết cấu hạ tầng tuyến đường sắt Hà Nội - TP Hồ Chí Minh, nhằm nâng cấp toàn tuyến cùng một cấp tải trọng 4,2 tấn/m; tăng năng lực thông qua của tuyến từ 18 đôi tàu/ngày đêm lên 23 - 25 đôi tàu/ngày đêm và có thể khai thác với vận tốc bình quân tàu khách 80 - 90 km/giờ, tàu hàng 50 - 60 km/giờ. Từ đó, có thể khối lượng vận chuyển hàng hóa trên toàn tuyến tăng 1,3 - 1,5 lần và khối lượng vận chuyển hành khách tăng 1,5- 1,6 lần so với hiện nay.

Trong đó, tập trung vào các dự án cải tạo, nâng cấp các công trình thiết yếu đoạn Hà Nội - Vinh, bao gồm các công trình nâng cấp cải tạo tuyến khoảng 138,69 km; cải tạo cục bộ bình diện có bán kính đường cong nhỏ ảnh hưởng đến dải tốc độ trên các khu gian có điều kiện nâng cao vận tốc với khoảng 10 điểm; mở thêm đường số 3 đối với 3 ga đường sắt hiện tại chỉ có 2 đường; kéo dài đường ga đối với 7 ga; mở mới 1 ga trên các khu gian hạn chế năng lực; xây hàng rào, đường gom.../.


Hà Bắc (t/h)

NỔI BẬT TRANG CHỦ