(Tổ Quốc) - Nhiều nghi ngờ về tính công bằng trong thi đấu có thể ảnh hưởng đến mục tiêu của Đại hội thể thao lớn Đông Nam Á (SEA Games 29).
Tính công bằng tại SEA Games 29?
Tờ SCMP dẫn tin của tác giả Pattharapong Rattanasevee cho biết, chiến thuật đăng cai SEA Games 29 đang mang lại nhiều nghi ngờ về tính công bằng và có thể ảnh hưởng “xấu” tới chất lượng của các VĐV trong khu vực.
Nghi ngờ về tính công bằng trong thi đấu tại SEA Games 29 |
SEA Games 29 sẽ diễn ra tại Kuala Lumpur vào tháng sau. Sự kiện thể thao lớn nhất khu vực hứa hẹn thúc đẩy tinh thần hợp tác khu vực. Tuy nhiên, trong nhiều năm, nhiều ý kiến chỉ trích và tỏ ra không hài lòng xung quanh công tác tổ chức đại hội thể thao Đông Nam Á (SEA games).
Các lo lắng gần đây trở nên căng thẳng xung quanh đề xuất dự thảo của Malaysia cho phép quốc gia đăng cai có quyền tự do chọn bảng thi đấu tại SEA Games 29 sau khi tất cả các kế hoạch đã thông qua. Thông báo này đã nhận luồng phản ứng chỉ trích mạnh mẽ từ các nước tham gia và các cổ động viên. Đa số các ý kiến cho rằng, điều này làm suy yếu năng lực của một đại hội thể thao lớn trong khu vực.
SEA Games là một sân chơi bóng đá được phát động bởi Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á (AFF) và có sự kiểm soát của Ủy ban Olympic quốc tế và Hội đồng Olympic châu Á. Theo điều khoản trong Liên đoàn xác định sẽ bao gồm tối thiểu là 22 môn thi đấu tại mỗi kỳ SEA Games. Điều này có nghĩa rằng, quốc gia đăng cai tổ chức sẽ có quyền giảm hoặc thêm một bộ môn thi đấu cho dù đó là môn thi thông dụng.
“Thủ thuật chiến lược”
Quốc gia đăng cai cũng có quyền chỉ định số huy chương trong danh sách các môn thể thao tại Đại hội. Các tiêu chuẩn này sẽ được các quốc gia đăng cai xem là thủ thuật quan trọng giúp họ giành các huy chương.
Việc sử dụng các chiến lược sẽ tăng cường tối đa số lượng huy chương cho quốc gia đăng cai là vấn đề lớn cho các quốc gia tham gia SEA Games trong vài thập kỷ qua. Vào năm ngoái, Ủy ban tổ chức SEA Games 29 tại Kuala Lumpur đã thông báo rằng, 8 bộ môn điền kinh trong hạng mục chạy marathons cho nam và nữ sẽ đưa ra khỏi danh sách tạm thời. Một khảo sát internet nhanh cho biết, lý do này bắt nguồn từ việc Malaysia không giành bất kỳ chiến thắng nào trong hạng mục này trong ba mùa SEA games trước.
Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên diễn ra tình huống này. Tại SEA Games 2011, Indonesia là quốc gia đang cai tổ chức và lần đầu tiên đưa môn trượt băng vào SEA Games. Thời điểm ấy, Indonesia giành 12 huy chương vàng.
Tương tự như vậy tại SEA games 2013, Myanmar đã chiến thắng tới 6 trong số 8 huy chương vàng.
Thêm vào đó, đối với các nước đang cai SEA Games, nhiều vấn đề phát sinh liên quan đến đánh giá sai hay hối lộ về hồ sơ dự thầu xây dựng các khu thể thao, cách cư xử thiếu tôn trọng cũng liên tục xảy ra tại các đại hội thể thao.
Các thủ thuật này dấy lên nhiều nghi ngờ về tính công bằng trong các đại hội thể thao khu vực. Trong khi danh sách về các môn thi đấu cũng thay đổi theo thời gian thì tính rủi ro của SEA Games trở nên thiếu cạnh tranh, thiếu sự chú ý và thuyết phục đối với người xem.
Chất lượng VĐV cùng giảm sút, các VĐV trẻ thiếu đam mệ cùng với việc gia tăng các thất bại trên đấu trường quốc tế về mức độ tự tin và trải nghiệm
Về khía cạnh chính trị, các quốc gia Đông Nam Á luôn có các bất đồng trong các thập kỷ qua. Họ ít nhiều luôn xem các nước bạn là đối thủ và đặt mục tiêu thắng-thua cao trong mỗi giải đấu. Thêm vào đó, lợi ích cá nhân đặt lên trên quan hệ tương hữu giữa các quốc gia.
Hiện tại, SEA Games đang rơi vào “hố sâu” của tính cá nhân và hạ thấp vai trò tương tác hợp tác khu vực với thiện chí giao lưu với nhau. Đây không phải là biểu tượng của đoàn kết giữa các quốc gia Đông Nam Á, một nhà phân tích cho biết.
Nếu các quốc gia Đông Nam Á không thể thúc đẩy lợi ích quốc gia vì quyền lợi cộng đồng khu vực thì cuộc chơi lớn nào cũng trở nên vô nghĩa, các nhà chỉ trích cho hay.
(Theo scmp)