• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Siêu robot sẽ cho giáo viên 'ngồi chơi, xơi nước'?

Giáo dục 08/12/2016 20:08

(Tổ Quốc) - Sự xuất hiện của robot trong giảng dạy có thể đe dọa đến vai trò của người giáo viên?

Robot đang ngày càng được sử dụng nhiều hơn trong công việc giảng dạy tại trường học, đặc biệt đối với các môn học thuộc lĩnh vực khoa học, toán và ngôn ngữ.

Các loại robot được đưa vào phục vụ giáo dục khá đa dạng, từ những “bộ vi xử lý có gắn bánh xe” (boe-bot), các bộ học cụ số hóa, các bộ mindstorm (thiết bị tự động hóa kết hợp mảnh ghép cơ học với bộ cảm biến phức tạp), cho đến humanoid (robot có hình dạng giống như con người).

Một giờ học sử dụng bộ Lego Mindstorm

Việc lựa chọn robot nào trong giảng dạy phụ thuộc vào môn học và độ tuổi của học sinh. Những robot và bộ học cụ quy mô nhỏ, thường được sử dụng trong các môn học về tự động hóa hoặc khoa học máy tính. Những công cụ này có thể chịu sự điều khiển cơ học, cho phép học sinh nghiên cứu theo từng bước cụ thể. Tuy nhiên, các robot có hình dạng người humanoid thường có tính tương tác cao hơn, và hay được sử dụng trong các lớp học ngoại ngữ.

Các humanoid có khả năng “trả lời” các yêu cầu từ con người; bên cạnh đó, hình dáng của chúng cũng giúp học sinh chủ động tham gia vào nội dung bài học hơn. Điều này, theo một số nghiên cứu, góp phần làm giải quyết các vấn đề như sự miễn cưỡng, ngượng ngùng, thiếu tự tin, không hài lòng… thường xảy ra trong mối quan hệ giữa học sinh với giáo viên thông thường. VD đơn giản nhất là robot sẽ không bao giờ cảm thấy mệt mỏi cho dù học sinh có đặt nhiều câu hỏi như thế nào.

Học sinh thích thú với robot Nao
Humanoid Robovie trong một lớp học Nhật Bản

Hiện humanoid đã xuất hiện trong lớp học của khá nhiều quốc gia, đặc biệt là Nhật Bản và Hàn Quốc. Có thể kể ra một số robot thường được sử dụng để dạy Tiếng Anh như Nao, Pepper, Tiro, IROBI hay Robovie…

Ngoài ra, không thể không nhắc đến Telepresence - một giải pháp công nghệ thực tế ảo, cho phép giáo viên có thể kết nối với lớp học từ xa - cũng là một biện pháp hữu ích trong các giờ ngoại ngữ. Giáo viên có thể tham gia vào các hoạt động trong lớp học bằng cách hiện diện “ảo” qua một cơ chế trình chiếu đặc biệt, có thể đem lại cảm giác rất chân thực.

 Công nghệ Telepresence cho phép học sinh và giáo viên có thể kết nối từ xa

Robot là công cụ hay giáo viên?

Các nước phương Tây tỏ ra khá e ngại khi đưa robot vào giảng dạy, viện những cớ như tính riêng tư bị ảnh hưởng, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, trình độ kỹ thuật không đồng đều… - làm lý do chính.

Trong thực tế, để robot humanoid có thể độc lập đứng trên bục giảng, còn cần rất nhiều thời gian, do những giới hạn về công nghệ, như còn nhiều sai sót trong việc nhận dạng cảm xúc hay từ ngữ của robot còn chưa chính xác…

Robot Pepper trong một giờ học
Liệu giáo viên thực sự có bị thay thế bởi giáo viên robot?

Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng, mục đích của các nhà nghiên cứu công nghệ robot không phải là sự thay thế hoàn toàn giáo viên bằng người máy. Thay vào đó, mục đích chủ yếu đó chính là tạo ra những robot  có đủ khả năng để trợ giúp công việc giảng dạy trong lớp học, và để mở rộng hơn nữa các giá trị “gia tăng” mà robot có thể đem lại, như khuấy động không khí lớp học, hay thu hút sự chú ý của học sinh…  

(Theo World Economic Forum)

 

Minh Đức

NỔI BẬT TRANG CHỦ