• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Sóc Trăng bảo vệ và phát huy di sản văn hoá dân tộc

Văn hoá 23/06/2022 08:04

(Tổ Quốc) - Trên lĩnh vực bảo vệ và phát huy di sản văn hoá dân tộc, Sở VHTTDL Sóc Trăng đạt được những kết quả nhất định.

Mới đây, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng đã có báo cáo kết quả công tác 6 tháng đầu năm và phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu 6 tháng cuối năm 2022. Trong 6 tháng đầu năm, toàn ngành VHTTDL Sóc Trăng đã tập trung thực hiện hoàn thành tốt các mặt công tác theo sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Bộ VHTTDL và các nhiệm vụ đột xuất khác khi có yêu cầu. Trong đó, tổ chức tốt các hoạt động chào mừng ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022 và đặc biệt là tổ chức tốt các hoạt động chào mừng Lễ kỷ niệm 30 năm tái lập tỉnh Sóc Trăng và Hội nghị Xúc tiến đầu tư năm 2022; Kỷ niệm 47 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2022); Kỷ niệm 132 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2022); Đại hội Thể dục thể thao tỉnh Sóc Trăng lần thứ IX năm 2022. Tiếp tục triển khai thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch Covid-19 theo chỉ đạo của cấp trên. Sở VHTTDL đã chủ động linh hoạt, phù hợp trong tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ…nhằm thích ứng an toàn, hiệu quả phòng, chống dịch Covid-19 trong trạng thái bình thường mới.

Sóc Trăng bảo vệ và phát huy di sản văn hoá dân tộc  - Ảnh 1.

Lễ hội Ok Om Bok của người Khmer ở Sóc Trăng - Ảnh: https://www.khudancu.org/

Theo đó, trên lĩnh vực bảo vệ và phát huy di sản văn hóa dân tộc đạt được những kết quả nhất định. Sở đã trình UBND tỉnh phê duyệt 03 Đề án bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể quốc gia gồm: Nghệ thuật trình diễn dân gian "Múa Rom Vong của người Khmer" tỉnh Sóc Trăng; Nghệ thuật trình diễn dân gian "Nhạc Ngũ Âm của người Khmer" tỉnh Sóc Trăng; Nghề thủ công truyền thống "Nghề làm bánh Pía" xã Phú Tâm, xã Thuận Hòa, xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng; dự thảo Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam, giai đoạn 2022 - 2025, trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng.

Tổ chức khảo sát, điền dã sưu tầm tư liệu, hình ảnh, hiện vật bổ sung kho cơ sở Bảo tàng và trưng bày tại Bảo tàng tỉnh trong năm 2022; Kế hoạch thực hiện Đề án "Bảo tồn trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số Việt Nam trong giai đoạn hiện nay" tại tỉnh Sóc Trăng, năm 2022.

Bên cạnh đó, Sở cũng phối hợp Trường Đại học Văn hóa thành phố Hồ Chí Minh thực hiện ứng dụng phần mềm APP Bảo tàng thông minh (giai đoạn 1 - năm 2022). Phối hợp các huyện, thị xã, thành phố tổ chức khảo sát, kiểm tra 41 di tích cấp tỉnh. Xây dựng hồ sơ di tích chùa Giác Hương, thị xã Ngã Năm; thu thập thông tin, tư liệu viết lý lịch địa điểm lưu niệm ghi danh liệt sĩ trận đánh Giầy Lăng, xã Hòa Đông, thị xã Vĩnh Châu để lập hồ sơ khoa học trình UBND tỉnh xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh. Tiếp tục thu thập, bổ sung tài liệu, tư liệu, thông tin sự kiện viết lịch sử truyền thống Đoàn Nghệ thuật Khmer tỉnh Sóc Trăng.

Lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn đã xây dựng 11 chương trình ca múa nhạc và tổ chức biểu diễn phục vụ các sự kiện chính trị của tỉnh như: họp mặt Tết Chôl Chnăm Thmây; Hội thảo "Triển khai Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 Khu vực đồng bằng sông Cửu Long"; Chương trình truyền hình trực tuyến chủ đề "Sóc Trăng - Vùng đất đậm nét di sản văn hóa dân tộc"; chào mừng kỷ niệm 30 năm tái lập tỉnh Sóc Trăng, 47 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2022); khai mạc Đại hội Thể dục Thể thao tỉnh Sóc Trăng lần thứ IX tại Quảng Trường Bạch Đằng…với trên 4.300 lượt người xem.

Cử nghệ sĩ, diễn viên của Đoàn Nghệ thuật Khmer tỉnh và đoàn nghệ nhân tham gia tái diễn Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây nhân sự kiện "Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam" năm 2022 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội); Tham gia biểu diễn chương trình ca múa nhạc và biểu diễn nhạc ngũ âm tại Ngày hội Mắm Châu Đốc (tỉnh An Giang).

Tổ chức mở một lớp dạy múa Rom vong cho cán bộ các sở, ngành trong tỉnh Sóc Trăng. Xây dựng Kế hoạch tham gia Liên hoan ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc năm 2022. Thực hiện đăng 19 tiết mục ca múa nhạc và 02 vở diễn sân khấu Dù kê trên kênh Youtube của Đoàn Nghệ thuật Khmer tỉnh. Phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình Sóc Trăng thu hình 03 chương trình ca múa nhạc phát sóng phục vụ bà con vùng đồng bào Khmer Nam bộ.

Thủy Bích

NỔI BẬT TRANG CHỦ