• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Sứ và cầu nối văn hóa Việt Nam – Hungary

26/09/2017 18:54

(Cinet) – Với hơn 200 tác phẩm được trưng bày tại Triển lãm “Sứ Hungary đương đại”, công chúng Việt Nam sẽ được chiêm ngưỡng sự tinh tế, độc đáo của nghệ thuật sứ đương đại Hungary, qua đó hiểu hơn về văn hóa, nghệ thuật của quốc gia này.

(Cinet) – Với hơn 200 tác phẩm được trưng bày tại Triển lãm “Sứ Hungary đương đại”, công chúng Việt Nam sẽ được chiêm ngưỡng sự tinh tế, độc đáo của nghệ thuật sứ đương đại Hungary, qua đó hiểu hơn về văn hóa, nghệ thuật của quốc gia này.

Thứ trưởng Bộ VHTTDL Đặng Thị Bích Liên và bà Katalin Novák Quốc Vụ khanh Phụ trách các vấn đề về

Gia đình, Thanh niên, và Hợp tác quốc tế, Bộ Nguồn nhân lực nước Cộng hòa Hungary tham quan triển lãm.

Ảnh: Gia Linh



Triển lãm do Đại sứ quán Hungary tại Việt Nam phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức tại Hà Nội từ ngày 25/9/2017 – 8/10/2017 và tại TP Hồ Chí Minh từ 16/10 – 5/11. Đây là hoạt động thực hiện Chương trình hợp tác toàn diện trong lĩnh vực văn hóa giữa Việt Nam và Hungary.



Tiếng nói chung của ngôn ngữ nghệ thuật



Cả hai nước Việt Nam và Hungary đều là hai nước có truyền thống lâu đời về gồm sứ, nhưng mỗi nước với bản sắc văn hóa riêng có cách biểu đạt riêng.



Bà Katalin Novák Quốc Vụ khanh Phụ trách các vấn đề về Gia đình, Thanh niên, và Hợp tác quốc tế, Bộ Nguồn nhân lực nước Cộng hòa Hungary chia sẻ “Triển lãm các sản phẩm sứ đương đại là một thử thách lớn và thú vị đối với các nghệ sĩ Hungary tham gia. Tuy nhiên, trưng bày đồ sứ ở Việt Nam – nơi có truyền thống làm đồ sứ từ hàng thế kỷ trước thực sự là một thử thách xét từ mọi khía cạnh”.

Các tác phẩm sứ trưng bày tại triển lãm. Ảnh: Gia Linh

Tuy nhiên, thông qua triển lãm Bà Katalin Novák cho rằng, những trải nghiệm chung có thể giúp hai nước hiểu biết nhau hơn, nhanh hơn và sâu sắc hơn. Bà tin tưởng, “mặc dù khác nhau về ngôn ngữ và nền tảng, tất cả chúng ta đều nói và hiểu được cùng một ngôn ngữ: ngôn ngữ của nghệ thuật”.



Bà Simonffy Márta – Chủ tịch Hội nghệ sĩ sáng tạo và Mỹ thuật Công nghiệp Hungary cho biết, “Chúng tôi ủng hộ đưa triên lãm này tới Việt Nam, bởi Việt Nam là đất nước có truyền thống gốm sứ lâu đời. Chúng tôi hy vọng đưa đến các bạn những gì khác biệt và mong muốn những sản phẩm chúng tôi đưa đến triển lãm này sẽ trở thành cầu nối giữa hai nền văn hóa Hungary và Việt Nam.”



“Tôi hy vọng được đến làng Gốm Bát Tràng và giới thiệu những sản phẩm của chúng tôi. Nếu được sự đồng ý của hai Bộ, chúng tôi sẽ trao đổi kinh nghiệm về sản phẩm với các làng gốm Việt Nam” – Bà Márta bày tỏ.



PGS.TS Bùi Thị Thanh Mai – Phó Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam tin tưởng, sau triển lãm này, cùng sự giúp đỡ của Ngài đại sứ Hungary tại Việt Nam, và sự đồng thuận của Bộ VHTTDL,  trong thời gian sắp tới hai bên sẽ cùng nhau thực hiện nhiều triển lãm giới thiệu tới công chúng văn hóa, nghệ thuật hai nước.

Tác phẩm Sứ đương đại trưng bày tai triển lãm. Ảnh: Gia Linh

Dấu ấn của triển lãm “Sứ Hungary đương đại”



Đúng như chủ đề, triển lãm “Sứ Hungary đương đại” đã mang đến cho công chúng Việt Nam những tác phẩm Sứ mang đậm phong cách Hungary.



Sứ là chất liệu nổi tiếng nhất của gốm được làm từ hỗn hợp thạch anh, cao lanh và tràng thạch. Vật liệu này hoàn toàn đặc, không có khả năng hút ẩm. Bề mặt gẫy của nó trắng, bóng như vỏ sò. Vật liệu này được phát minh ra ở Trung Quốc và các thương gia đã mang tới Châu Âu. Điều quan trọng liên quan đến Hungary là một trong những nhà máy sản xuất lớn nhất châu Âu, nhà máy sứ tại Đức Meissen được thành lập bởi Eros Akos, người Hungary vào năm 1710.



Bà Simonffy Márta cho biết, tại Hungary việc làm đồ sứ có truyền thống lâu đời, và ở triển lãm này bên cạnh các tác phẩm nghệ thuật của các cá nhân, chúng tôi có giới thiệu thêm các sản phẩm nổi tiếng của các lò sứ hàng đầu ở Hungary. Hy vọng các bạn sẽ tìm thấy sự độc đáo, khác biệt, mang đậm bản sắc dân tộc Hungary.

Tác phẩm Sứ được trưng bày tại triển lãm. Ảnh: Gia Linh

Thông qua phong cách nghệ thuật, qua chất liệu tác giả sử dụng và qua đặc tính dân tộc của sản phẩm công chúng Việt Nam sẽ tìm thấy những nét độc đáo riêng của sứ Hungary cũng như tìm thấy những cái chung của gồm sứ Việt Nam và Hungary, bà Márta nhận định.



Hai đặc trưng lớn của sứ Hungary là sự phong phú, đa dạng và nhiều tầng lớp. Bên cạnh sản phẩm của những lò gốm, các tác phẩm sứ nghệ thuật của các nghệ nhân mang những đặc điểm của sự tự do, phóng túng, sự kết hợp hài hòa giữa kỹ thuật truyền thống với ngôn ngữ, hình thức và phương pháp tư duy của thế kỷ 21, sự tiếp nối truyền thống cha ông hơn 100 năm nhưng vẫn có những nét mới đương đại, cá nhân là một trong những điểm cuốn hút của sứ Hungary. Đặc điểm này sẽ được sáng rõ qua các tác phẩm được trưng bày trong triển lãm.



Theo BTC, nguyên tắc cơ bản của Triển lãm là phân nhóm các tác phẩm theo phong cách và cách tư duy. Các tác phẩm được trình bày, tuyển chọn và sắp xếp dựa trên những cách suy nghĩ khác nhau và kết nối các phong cách. Mục đích của triển lãm là để miêu tả quá trình tư duy và những nét đặc trưng cụ thể của các xưởng sản xuất và riêng từng nghệ sĩ qua các tác phẩm nghệ thuật của họ. Qua đó, phản ánh ngôn ngữ của hình thức và phương pháp tư duy của thế kỷ 21 sử dụng các kỹ thuật truyền thống và đặc điểm phong cách như thế nào.

Qua đó, triển lãm thể hiện dấu ấn đậm nét đối với công chúng bởi những tính cá nhân nổi bật cùng sự truyền tải và định hình lại một cách xứng đáng các giá trị truyền thống./.



Một số tác phẩm trưng bày tại Triển lãm:

Một số tác phẩm trưng bày tại Triển lãm. Ảnh: Gia Linh
Gia Linh

NỔI BẬT TRANG CHỦ