• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Tài xế Grab, Be ... đang được bảo vệ ra sao?

Kinh tế 03/10/2019 09:46

(Tổ Quốc) - Ngoài tính năng gọi điện thoại miễn phí qua ứng dụng, các hãng xe công nghệ còn có các tính năng hướng dẫn an toàn cho tài xế như: Phím gọi khẩn cấp S.O.S giúp kết nối trực tiếp với đường dây nóng 113 của cảnh sát trong trường hợp khẩn cấp...

Liên quan đến vụ nam sinh chạy xe Grab bị sát hại dã man ở Hà Nội, lãnh đạo Công Ty TNHH Grab đã chia buồn sâu sắc với gia đình. Đơn vị cũng đã cử đại diện thăm hỏi và hỗ trợ một phần chi phí để gia đình nạn nhân lo việc hậu sự.

Về các giải pháp nhằm bảo vệ tài xế khỏi nguy hiểm rình rập, bủa vây, Grab cho biết, công ty thường xuyên nhắc nhở, cập nhật danh sách các khu vực có tình hình an ninh phức tạp cho các tài xế để họ cảnh giác, lưu ý. Các tin nhắn, clip hướng dẫn tài xế về kỹ năng phòng vệ bản thân trong quá trình chở khách... cũng thường xuyên được gửi tới điện thoại của các tài xế.

71350453_751726865281884_7416686935621500928_n

Ảnh: Nam Nguyễn

Ngoài tính năng gọi điện thoại miễn phí qua ứng dụng (không hiển thị số điện thoại người gọi), Grab còn có các tính năng hướng dẫn an toàn cho tài xế như: Phím gọi khẩn cấp S.O.S giúp kết nối trực tiếp với đường dây nóng 113 của cảnh sát trong trường hợp khẩn cấp; chia sẻ chuyến đi; xác thực hình ảnh tài xế...

Ngoài ra, đơn vị cũng mở lớp đào tạo kỹ năng phòng vệ và trang bị cho đối tác cách nhận diện rủi ro, đồng thời khuyến cáo tài xế chỉ nhận cuốc xe thông qua ứng dụng.

Trao đổi với báo chí, luật sư Đặng Văn Cường (Trưởng văn phòng luật sư Chính Pháp) cho hay, lái xe công nghệ bộc lộ khá nhiều nhược điểm, trong đó việc đảm bảo quyền lợi cũng như an toàn cho người lao động vẫn chưa được đề cao.

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì lao động thời vụ không bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Bởi vậy, với lái xe taxi truyền thống thì cơ hội đóng bảo hiểm cao hơn, còn đối với những người lái xe công nghệ thì việc đóng bảo hiểm còn quy định lòng lẻo...

Theo luật sư này, cần phải có những quy định cụ thể để yêu cầu các hãng taxi, xe ôm công nghệ đảm bảo quyền lợi về bảo hiểm cho các lái xe, phòng khi ốm đau, tai nạn họ sẽ có chế độ giải quyết tốt hơn.

Ông Trần Thanh Hải - CEO Be Group trong chia sẻ với báo chí cũng từng bày tỏ âm huyết khi khởi sự Be là tiến tới và muốn xã hội công nhận taxi công nghệ là một nghề.

Grab_choi_dong_53_3_ty_dong_tien_thue_cho_Uber_DXNG

Để thực hiện điều này, hiện ứng dụng gọi xe Be đang vận hành quỹ phúc lợi beCare với gói bảo hiểm tai nạn giao thông toàn diện (trong cuốc xe, đang trên đường đón khách và ngay cả khi tắt app) trị giá 100 triệu đồng, từ ngày 1/7/2019. Ngoài ra, các tài xế đủ điều kiện của "Be" còn được hưởng thêm 2 gói bảo hiểm chăm sóc sức khỏe.

"Chúng ta hãy cùng nhìn xem một giờ tài xế làm được bao nhiêu, mức sống trung bình thế nào, các loại phúc lợi họ được tiếp cận là gì? Đi một chuyến xe nhưng tài xế không có bảo hiểm, nếu sau này ốm đau ai lo cho họ? Be kỳ vọng sẽ giúp tài xế được tiếp cận phúc lợi xã hội bình đẳng như những người lao động khác", CEO Trần Thanh Hải trăn trở.

Theo ông Trần Thanh Hải, nếu một nhân sự được thỏa mãn mọi thứ - có những thứ với họ quan trọng hơn cả tiền, thì chẳng có lý do gì người ta bỏ doanh nghiệp đi.

Vì thế, tại Be", mỗi tháng các lãnh đạo sẽ có 1 tiếng ngồi lại với nhau tâm sự những vấn đề còn khúc mắc về đồng sự cũng như công ty.

Hà Giang

NỔI BẬT TRANG CHỦ