• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Tăng giá điện khiến hộ tiêu dùng phải chi thêm tiền: Tập đoàn Điện lực VN nói gì?

Kinh tế 01/12/2017 19:09

(Tổ Quốc) - Ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực cho biết, để điều hành giá điện theo thị trường, đã xem xét ảnh hưởng đến đời sống kinh doanh sản xuất trong từng mức độ, ảnh hưởng đến các hộ sinh hoạt và đặc biệt là hộ khó khăn…

Chiều nay (1/12), lãnh đạo Bộ Công Thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã trả lời một số câu hỏi của báo chí về quyết định tăng giá điện lên mức bình quân 1.710 đồng/kWh kể từ ngày 1/12.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Nguồn: VNE)

Về việc điều chỉnh giá điện liệu có ảnh hưởng đến hộ thu nhập thấp , ông Nguyễn Anh Tuấn - Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực cho biết, theo thống kê 2016, có 5,4 triệu khách hàng tiêu thụ 50-100 kW/h, dưới 50 kW/h thì 4,1 triệu hộ, mức 200kW/h là 2 triệu hộ…

"Chính phủ hỗ trợ cho các hộ nghèo, chính sách mức 50kW/h của bậc thang đầu tiên, theo đó các hộ nghèo sẽ được hỗ trợ 51.000 đồng/tháng. Đối tượng nào được hưởng thì theo quy định chung của Nhà nước. Tổng số tiền hỗ trợ là trên dưới 2.500 tỷ đồng/năm", ông Tuấn nói.

Trả lời câu hỏi tăng giá điện ảnh hưởng thế nào đến lạm phát, và chi phí sản xuất của doanh nghiệp, ông Nguyễn Anh Tuấn  cho biết, Thủ tướng đã yêu cầu các Bộ ngành tham gia đóng góp ý kiến. Trong đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, giá điện làm tăng 0,07%  giá sản xuất và làm tăng 0,08% CPI trong năm 2017.

Bổ sung thông tin này, ông Nguyễn Cường Lâm, Phó Tổng Giám đốc EVN cho hay, trong 2,8 triệu hộ dùng điện thì khoảng 78% số hộ dùng dưới 200 kW. Theo tính toán của các chuyên gia thì CPI bị ảnh hưởng 0,1% còn GDP bị ảnh hưởng 0,68%.

Giá điện hiện nay có minh bạch không?

Tại cuộc họp báo, ông Nguyễn Minh Đức, chuyên gia Ban Pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) - thành viên trong Tổ công tác kiểm tra giá thành điện cho biết, nguyên lý tính giá điện hiện nay là tính tổng chi phí và tổng sản lượng sau đó chia ra.

"Ở Việt Nam, hiện tại tính như vậy do chưa xây dựng được giá điện cạnh tranh. Sau đó chúng tôi làm việc với các bên, thống nhất các nội dung. Về cơ bản thì EVN sẽ cung cấp cho các thành viên những thông tin ban đầu và thảo luận, chia nhóm", ông Đức cho hay.

Ông Đức cũng cho biết, việc kiểm tra chi phí sản xuất điện đã minh bạch hơn so với trước đây.

Việc điều hành giá điện theo thị trường như hiện nay, theo ông Nguyễn Anh Tuấn,  cũng đã xem xét ảnh hưởng đến đời sống kinh doanh sản xuất trong từng mức độ, ảnh hưởng đến các hộ sinh hoạt và đặc biệt là hộ khó khăn…

Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực thông tin thêm, EVN vẫn còn treo 1 khoản 9000 tỷ đồng lỗ do biến động tỷ giá từ nhiều năm trước, đây là một con số rất lớn. Theo yêu cầu thì lỗ phải đưa vào biểu giá điện “ngay lập tức” nhưng chưa làm luôn mà hiện Bộ Tài chính đưa vào từng năm và có lộ trình cụ thể.

Về điều này, ông Nguyễn Cường Lâm, Phó Tổng Giám đốc EVN cho biết, lỗ tỷ giá thường xuyên xảy ra cho nên để giảm bớt áp lực thì cần phân bổ tỷ giá ra các năm khác nhau. Do đó, cần dựa vào tình hình kinh doanh các năm để phân bổ cho phù hợp.

Trước đó, được sự đồng ý của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về việc điều hành giá bán lẻ điện năm 2017,  giá bán lẻ điện bình quân đã được điều chỉnh với mức giá mới là 1.720,65 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng), tăng 6,08% so với giá bán điện bình quân hiện hành (1.622,01 đồng/kWh). Thời điểm điều chỉnh là từ 1/12/2017./.

Hà Giang

 

Từ khóa:

NỔI BẬT TRANG CHỦ