• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Tên lửa S-300 "gục ngã" ở Nagorno-Karabakh: Lộ bí mật quân sự chấn động - Thủ phạm là ai?

An ninh trật tự 23/12/2020 07:27

(Tổ Quốc) - Việc tên lửa S-300 bị tiêu diệt trong chiến sự ở Nagorno-Karabakh nảy sinh một loạt những câu hỏi về việc kẻ nào và làm sao lại phát hiện được hệ thống phòng không độc đáo này.

Trong bài viết mang tựa đề "Главный секрет С-300. Украина продала сведения о российских ракетах США - Bí mật chính của S-300. Ukraine đã bán những thông tin mật về tên lửa của Nga cho Mỹ", tác giả - chuyên gia quân sự người Nga Sergey Andreev đã có những bình luận hết sức sắc sảo.

S-300 "gục ngã" ở Nagorno - Karabakh

Theo ông Sergey Andreev, việc tổ hợp S-300 bị tiêu diệt trong chiến sự ở Nagorno-Karabakh nảy sinh một loạt những câu hỏi về việc kẻ nào và làm sao lại phát hiện được hệ thống phòng không độc đáo. Việc nghiên cứu câu hỏi này đưa tới hai thời điểm quan trọng – đó là tháng 5/2015 và tháng 8/2020.

Đối với câu chuyện đầu tiên, cần phải nói rằng Không quân Israel đã nghiên cứu cách đánh để tiêu diệt tên lửa S-300 từ rất lâu, trước khi các tổ hợp của Nga bắt đầu được xuất khẩu ra nước ngoài. Sự quan tâm của Israel đối với các tổ hợp này của Nga không phải là ngẫu nhiên.

Vấn đề ở chỗ phần lớn các tên lửa, thiết bị hàng không và những hệ thống khác của Israel ban đầu được thiết kế để khắc chế vũ khí Liên Xô vốn được bán với số lượng lớn cho các nước Trung Đông.

Vào giữa thập niên 90, từng có dấu hiệu cho thấy Nga sẵn sàng bán tên lửa S-300 cho một trong những kẻ thù chính của Israel trong khu vực vì mục đích lợi nhuận - đó là Ai Cập hoặc Syria.

Tuy nhiên, kịch bản hãi hùng nhất đối với không quân Israel nhiều năm trước đã không xảy ra. Syria không nhận được các tổ hợp tên lửa phòng không S-300, nhưng chúng lại được Hy Lạp, quốc gia thành viên của NATO từ năm 1952, mua sắm hàng loạt cùng nhiều vũ khí khác của Liên Xô.

Người Israel quyết định không bỏ lỡ cơ hội này vào năm 2015, khi sau năm 5 đàm phán khó khăn đã đạt được thoả thuận tham gia vào các cuộc tập trận chung với sự hiện diện của S-300 biến thể xuất khẩu, sau đó họ tích cực hoàn thiện vũ khí khắc chế của mình.

Khi những đặc thù của các cuộc tập trận được công khai, các chuyên gia quân sự từng tuyên bố rằng không có gì phải lo ngại, bởi vì người Israel không nghiên cứu được đầy đủ tất cả những cấu hình hoạt động của tổ hợp này, còn S-300PMU1 của Quân đội Hy Lạp không phải là tổ hợp tiên tiến nhất.

Và mọi thứ yên vị đến tháng 8/2020, cho tới khi Ukraine tham gia vào câu chuyện liên quan tới các tổ hợp tên lửa S-300.

Tên lửa S-300 gục ngã ở Nagorno-Karabakh: Lộ bí mật quân sự chấn động - Thủ phạm là ai? - Ảnh 2.

Hình ảnh được cho là khoảnh khắc tên lửa S-300 Armenia bị UAV Azerbaijan tiêu diệt.

Bán tất cả

Toàn bộ danh sách vũ khí mà Ukraine bán cho phương Tây sau khi giành được độc lập cho đến nay vẫn chưa rõ, và các thông tin thực tế, nhiều khả năng, sẽ tiếp tục còn là ẩn số, nhưng các công nghệ lõi Liên Xô của những hệ thống tác chiến điện tử và các sơ đồ bí mật của những hệ thống phòng không trong danh sách này chắc chắn sẽ có mặt.

Mới đây, các chuyên gia tạp chí Military Watch của Mỹ đã bổ sung các tổ hợp phòng không S-300PT, mà Ukraine cung cấp rất đầy đủ cho Mỹ từ hồi tháng 8/2020 vào trong gói những công nghệ được bán cho phương Tây.

Các chuyên gia Mỹ cách đây một năm từng tuyên bố rằng Kiev đã chuyển giao cho Mỹ các tổ hợp S-300PT được chế tạo từ thời Liên Xô, và bản giao kèo mờ ám, dường như có thể được coi là hoàn tất.

Giá trị thoả thuận không được tiết lộ, tuy nhiên trong câu chuyện này, thậm chí giá cả của S-300 không quan trọng như việc chuyên giao vũ khí này cho kẻ địch tiềm tàng trong thế chiến thứ III của Nga.

Sự độc đáo của các tổ hợp mà Mỹ đã có được không phải ở quả tên lửa, mà ở trạm radar cảnh giới nhìn vòng 3 tham số đặc biệt 5N64 [64N6E] được NATO định danh là Big Bird.

Tên lửa S-300 gục ngã ở Nagorno-Karabakh: Lộ bí mật quân sự chấn động - Thủ phạm là ai? - Ảnh 3.

Radar cảnh giới nhìn vòng 64N6E (5N64) của tổ hợp tên lủa S-300 có khả năng phát hiện 200 mục tiêu ở cự ly tới 300 km.

Vấn đề cốt lõi chính là việc trạm radar này (và thiết bị kỹ thuật trên nền tảng của nó) vẫn được quân đội Nga sử dụng, lấy ví dụ, trong các cuộc tập trận, còn kẻ mới nhất từng bị trạm quan sát này "quét qua" chính là chiếc tiêm kích thế hệ thứ 5 Su-57 - bằng cách này các chuyên gia muốn hiểu khả năng khó bị radar phát hiện thực sự của nó.

Ngoài ra, 5N64 - đó là một trong số ít các hệ thống có khả năng hoạt động trong môi trường áp chế mạnh từ phía kẻ địch.

Cựu sĩ quan chỉ huy tên lửa S-300V Nga, ông Valery Sokolov đã chia sẻ rằng tất cả các trạm radar, bao gồm cả của tổ hợp tên lửa S-500 tối tân, dù vẫn còn chưa được biên chế cho quân đội nhưng cũng đang áp dụng nguyên lý hoạt động tương tự như trong hệ thống radar cảnh giới nhìn vòng của biến thể tên lửa S-300PT.

Chơi bằng tay

Theo lời ông Sokolov, ở Mỹ nhiều khả năng ngay trong năm 2021 người ta sẽ trình làng thế hệ tên lửa mới có khả năng "nghiền nát" gần như tất cả các biến thể của tên lửa S-300. Những xác nhận đầu tiên của các phỏng đoán này đã xuất hiện.

Việc tiêu diệt S-300PS (biến thể của S-300PT với những thay đổi không đáng kể) của Armenia trong thời gian diễn ra chiến sự ở Nagorno-Karabakh có thể thực hiện được nhờ sự phân tích các dữ liệu khai thác được từ những UAV và máy bay trinh sát điện tử của Thổ Nhĩ Kỳ.

Các máy bay trinh sát điện tử đã "quần thảo" tại khu vực giáp biên, gần như cả ngày lẫn đêm, còn những UAV TB-2 Bayraktar của Thổ Nhĩ Kỳ trong một loạt các trường hợp, đã biến thành các ăng-ten thụ động để sàng lọc tín hiệu.

Sau khi kíp chiến đấu tên lửa S-300 Armenia mở máy hoạt động trong vùng chiến sự, những vị trí của các tổ hợp này ngay lập tức được xác định, và nơi đặt trận địa chiến đấu của chúng sẽ được phát hiện tức thì bởi các UAV của Azerbaijan.

Tên lửa S-300 gục ngã ở Nagorno-Karabakh: Lộ bí mật quân sự chấn động - Thủ phạm là ai? - Ảnh 5.

Hình ảnh được cho là tên lửa S-300 Armenia bị Azerbaijan tiêu diệt.

Cựu nhân viên của Trung tâm tái huấn luyện nhân sự của Lực lượng phòng vệ Israel (IDF), ông Yakov Gerbert, lưu ý rằng nếu các dữ liệu về những cơ chế hoạt động của các tên lửa S-300 Ukraine được nghiên cứu ở Mỹ, thì trên cơ sở đó, có thể thiết kế các hệ thống đi vòng qua những khu vực phòng không.

"Vùng hỏa lực bởi tổ hợp phòng không có những vùng xung yếu. Nếu biết trước được các thông số hoạt động của nó và sơ đồ áp dụng, có thể thiết kế loại vũ khí, mà hoàn toàn có thể chế áp.

Mỹ đã thực hiện bước đi đầu tiên về hướng này. Các tên lửa JASSM được chế tạo để áp chế hệ thống phòng không và có thể sẽ được hoàn thiện căn cứ vào tất cả những dữ liệu thu thập. Sau đó người ta sẽ thử nghiệm các tên lửa này xem những hệ thống phòng không của Liên Xô xác định như thế nào", chuyên gia này nói.

Theo lời ông Gerbert, Mỹ đã có thể lấy chính trạm radar định vị, chứ không phải bệ phóng hay các tên lửa.

Các tên lửa về bản chất, theo lời chuyên gia này, không làm cho giới quân sự Mỹ lo ngại, và quy định quan trọng trong trường hợp này chỉ có một - đó là làm thế nào để phát hiện nhanh hơn bức xạ từ trạm radar định vị.

Điều này sẽ được Mỹ quan tâm nghiên cứu trong thời gian tới. Liên quan tới Ukraine, thì việc chuyển giao S-300PT cho Mỹ gần như khép lại khả năng bảo vệ của quốc gia này trước những mối đe doạ từ trên không.

Tên lửa S-300PT, theo ý kiến của các chuyên gia, từng là thành phần có khả năng chiến đấu duy nhất trong hệ thống phòng không của quốc gia này sẽ trở nên vô dụng.

Từ giờ, lỗ hổng trong hệ thống phòng không Ukraine ở một số hướng chiến lược sẽ được bịt lại bởi những tổ hợp thế hệ cũ là S-125 Pechora và S-200, vốn từ lâu không còn đáp ứng các tiêu chuẩn hiện đại và không còn hiệu quả nữa.

Bảo Lam

NỔI BẬT TRANG CHỦ