Thăm đồi A1 những ngày tháng 5 lịch sử
Thực hiện: Nam Nguyễn | 07/05/2023
(Tổ Quốc) - Điện Biên Phủ, một cái tên tự hào được gắn với những địa danh lịch sử như Mường Thanh, khu trung tâm đề kháng Him Lam, Hồng Cúm, căn cứ địa Mường Phăng… Và đặc biệt là đồi A1 nơi đã diễn ra trận chiến lịch sử kéo dài 39 ngày đêm..
Điểm nhấn quan trọng trong quần thể di tích lịch sử Điện Biên Phủ chính là đồi A1 nằm ở phường Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ. Tại đây, quân Pháp đã bố trí công sự kiên cố, vững chắc với vũ khí tối tân, hiện đại. Trận tiến công cứ điểm đồi A1 là một trong những trận đánh oanh liệt nhất của quân và dân ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Qua 39 ngày đêm chiến đấu ngoan cường, sáng 7/5/1954, quân ta đã làm chủ hoàn toàn cứ điểm A1, mở đường cho đợt tổng công kích cuối cùng vào sở chỉ huy Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ của thực dân Pháp để giành thắng lợi hoàn toàn. Cùng với đồi A1, các đồi C1, C2, D1, D3, E1 cũng chứng kiến nhiều trận đánh quyết liệt của quân đội ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
Những ngày tháng 5 lịch sử hàng vạn người dân và du khách từ bốn phương lại hội tụ về mảnh đất đã làm nên chiến thắng lịch sử hào hùng của dân tộc Việt Nam.
Lô cốt " cây đa cụt", vị trí tham quan đầu tiên của Di tích. Lô cốt cây đa cụt bị Đại đội 671, Tiểu đoàn 251, Trung đoàn 174, Đại đoàn 316 tiêu diệt lúc 1h30 ngày 7/5/1954
Tại đồi A1 vẫn còn lưu giữ nguyên lớp lớp hàng rào dây thép gai phòng thủ chằng chịt của quân Pháp.
Du khách tới đây được nghe các hướng dẫn viên kể lại những ngày tháng hào hùng của dân tộc ta với chiến thắng lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu.
Bước chân đến đồi A1, bất cứ ai cũng sẽ không khỏi ngạc nhiên bởi không khí thanh bình của các trận địa, nơi diễn ra những trận đánh oanh liệt một thời.
Nằm ở phía Đông trung tâm Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, đồi A1 là một điểm cao có vị trí quan trọng bậc nhất trong hệ thống 5 quả đồi phía Đông bảo vệ trung tâm Mường Thanh. Tại đây, địch từng bố trí nhiều binh lực, hỏa lực mạnh, có công sự kiên cố, vững chắc. Đây là một khó khăn cho quân đội của ta khi tiến công vào vị trí này.
Cuộc chiến đấu tại đồi A1 diễn ra rằng co và vô cùng ác liệt, bắt đầu từ chiều ngày 30-3-1954, ta và địch giành nhau từng tấc đất, từng ngách hào.
Thời điểm quyết định số phận của cứ điểm A1 là 20 giờ 30 phút ngày 6-5-1954 khi khối bộc phá ngàn cân được chiến sỹ Nguyễn Văn Bạch điểm hỏa và cũng là hiệu lệnh tổng công kích đợt cuối cùng. Với tinh thần quyết chiến quyết thắng, bộ đội ta đã kết thúc thắng lợi trận quyết chiến chiến lược tại đồi A1 vào 4 giờ 30 phút sáng ngày 7-5-1954, góp phần rất quan trọng quyết định chiến thắng cuối cùng của ta hơn 10 tiếng đồng hồ sau đó.
Hố bộc phá "nghìn cân"nhìn từ trên cao, là thành quả của sức lao động miệt mài và lòng dũng cảm phi thường của các chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam nhằm tiêu diệt cứ điểm A1
Hơn 2000 cán bộ, chiến sĩ của ta đã anh dũng hi sinh. Cuối cùng quân ta đã làm chủ hoàn toàn cứ điểm A1 vào 4h sáng ngày 7/5/1954, mở toang cánh cửa thép tiến thẳng vào trung tâm của tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.
Cũng tại tấm bia đặt ở khu di tích đồi A1 có ghi: “Trận tiến công cứ điểm đồi A1 là một trong những trận oanh liệt nhất của quân và dân ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ… Cán bộ, chiến sỹ ta đã nêu cao gương chiến đấu hy sinh, dũng cảm ngoan cường tranh chấp với địch từng ụ súng, từng chiến hào.
Bên cạnh đài kỷ niệm là xác một trong hai chiếc xe tăng nặng 18 tấn được Pháp đưa từ trung tâm Mường Thanh lên để hòng phản kích quân đội Việt Nam.
Qua 39 ngày đêm chiến đấu liên tục, ta đã 5 lần tổ chức tấn công đánh bại 30 đợt phản kích của địch.
Du khách tham quan từng chiến hào nơi mà các chiến sĩ ta chiến đấu ngoan cường để giành từng mét đất, mét hào.
Tiếng súng đã dứt trên đồi A1 69 năm qua, nơi đây giờ được bảo tồn, tôn tạo và là một trong những di tích quan trọng của quần thể di tích lịch sử Điện Biên Phủ. Một số hạng mục tiêu biểu đã được khôi phục, tu bổ như: Hầm chỉ huy cứ điểm và hầm đại liên trên đỉnh đồi; lô cốt cây đa cụt – “ụ thằng người” và 10 lô cốt khác trong tổng số 37 lô cốt của địch; 2 hầm chỉ huy của bộ đội ta; Hố bộc phá và đường hầm đặt bộc phá; 1030 mét hào lộ thiên và 92 mét đường hào có nắp trong tổng số gần 4.000 mét đường hào của địch; 52 mét đường hào tiến công chiến đấu của quân ta; 7.155m2 hàng rào và 400 mét đường phản kích của địch… nhằm tái hiện một phần những gì đã diễn ra trên quả đồi lịch sử này 69 năm trước.
Những lô cốt và hầm chỉ huy kiên cố của địch, từng được chúng coi là “bất khả xâm phạm” giờ đây trở thành điểm tham quan, nhắc nhớ muôn thế hệ người Việt Nam về giá trị của độc lập – tự do, xương máu của thế hệ cha anh đã đổ xuống mảnh đất này.
Khép lại lịch sử của Điện Biên Phủ là chiến thắng chấn động địa cầu của chúng ta. Nơi đây giờ đang phủ màu xanh của cây cối và những sắc hoa