• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Thăm lại nơi ghi dấu ấn chiến thắng B-52 trên địa bàn Thủ đô

Thực hiện: Nam Nguyễn | 18/12/2022

(Tổ Quốc) - Trải qua cuộc chiến 12 ngày đêm cuối tháng 12 năm 1972, quân và dân ta đã bắn rơi 34 máy bay B-52, trong đó có 8 máy bay rơi trên địa bàn Hà Nội. 50 năm đã trôi qua, các chứng tích lịch sử mãi là niềm tự hào, là nơi giáo dục truyền thống của người dân Thủ đô.

Thăm lại nơi ghi dấu ấn chiến thắng B.52 trên địa bàn Thủ đô - Ảnh 1.

Dù 50 năm đã trôi qua, nhưng dấu ấn của tháng ngày lịch sử “Điện Biên Phủ trên không” vẫn đang được lưu giữ tại Bảo tàng Chiến thắng B-52. Nơi đây như một minh chứng cho chiến thắng oanh liệt, cũng không kém phần đau thương của người dân Thủ đô trong cuộc chiến khốc liệt - 12 ngày đêm bão lửa.

Thăm lại nơi ghi dấu ấn chiến thắng B.52 trên địa bàn Thủ đô - Ảnh 2.

Bảo tàng Chiến thắng B-52 được coi là một trong những bảo tàng độc đáo nhất thế giới, bởi chỉ ở Việt Nam mới có một bảo tàng dành riêng cho việc trưng bày chiến thắng máy bay B-52.

Thăm lại nơi ghi dấu ấn chiến thắng B.52 trên địa bàn Thủ đô - Ảnh 3.

Ngoài khu “Trưng bày ngoài trời”, Bảo tàng còn có khu “Trưng bày trong nhà”. Trong đó, tầng 1 và 2 là khu truyền thống lực lượng vũ trang Thủ đô, khu trưng bày Hà Nội – ngàn năm văn hiến, lực lượng vũ trang Thủ đô qua các thời kỳ, khu sự kiện chuyên đề 12 ngày đêm. Tầng 3 là khu trưng bày chuyên đề “Tội ác và sự trừng phạt”, phòng kỷ vật thế giới và Việt Nam, phòng sa bàn điện tử diễn biến chiến dịch 12 ngày đêm...

Thăm lại nơi ghi dấu ấn chiến thắng B.52 trên địa bàn Thủ đô - Ảnh 4.

Đài điều khiển tên lửa ABUHA do tiểu đoàn 77, trung đoàn 257 điều khiển, bắn rơi 4 máy bay B-52 của mỹ trong tháng 12/1972.

Thăm lại nơi ghi dấu ấn chiến thắng B.52 trên địa bàn Thủ đô - Ảnh 5.

Máy bay MIG-21 số hiệu 5033 đã bắn rơi 3 chiếc F4 của mỹ năm 1972

Thăm lại nơi ghi dấu ấn chiến thắng B.52 trên địa bàn Thủ đô - Ảnh 6.

Xác “Pháo đài bay B-52” với tỷ lệ 1:1, thân dài: 59,05m; sải cánh: 56,39m đang nằm dài trên mặt sân khuôn viên phía trước Bảo tàng khiến những du khách đến tham quan không khỏi kinh ngạc trước sức chịu đựng của một Hà Nội kiên cường dưới mưa bom, bão đạn chiến tranh, cũng như tinh thần đoàn kết chiến đấu của người Hà Nội.

Hình ảnh những phi công B-52 bị bắt và giam giữ tại nhà tù Hỏa Lò cùng một số tài liệu được thu giữ trên chiếc B-52G bị bắn rơi tại Phủ Lỗ, Sóc Sơn đêm 18/12/1972.

Thăm lại nơi ghi dấu ấn chiến thắng B.52 trên địa bàn Thủ đô - Ảnh 8.

Tượng đài chiến thắng B-52 tại cánh đồng Chuôm thuộc địa bàn xã Phù Lỗ, Sóc Sơn, Hà Nội. 50 năm trước, chiếc máy bay B-52 đầu tiên của Mỹ đã bị phòng không của ta bắn rơi xuống địa điểm này.

Thăm lại nơi ghi dấu ấn chiến thắng B.52 trên địa bàn Thủ đô - Ảnh 9.

Đúng 20 giờ 13 phút tối 18/12/1972, “Rồng lửa Thăng Long” của Tiểu đoàn 59, Trung đoàn 261, Sư đoàn Phòng không Hà Nội đã bắn rơi tại chỗ một máy bay chiến lược B-52 của Mỹ, lập chiến công đầu ngay trong ngày đầu tiên của Chiến dịch 12 ngày đêm lịch sử cuối năm 1972, góp phần cùng quân và dân Thủ đô Hà Nội lập nên Chiến thắng "Hà Nội-Điện Biên Phủ trên không”.

Thăm lại nơi ghi dấu ấn chiến thắng B.52 trên địa bàn Thủ đô - Ảnh 10.

Còn tại trận địa Chèm được bố trí nằm bên sườn các đường bay cơ bản của địch từ Tây Bắc xuống và Tây Nam lên, nên ngay từ cự ly ngoài 40km, các trắc thủ của ta đã nhìn rõ 3 tín hiệu B-52 cùng lúc xuất hiện trên nền dải nhiễu. Chớp thời cơ, Tiểu đoàn trưởng Đinh Thế Văn hạ lệnh đánh ngay ở cự ly 36km bằng hai quả đạn tên lửa. Quả đạn thứ nhất phóng theo phương pháp bám sát tự động; quả thứ hai bám sát bằng tay. Cả hai quả đạn của Tiểu đoàn 77 phóng tới đều nổ trùm lên mục tiêu. Chiếc máy bay B-52D bốc cháy sáng rực một góc trời và rơi xuống cánh đồng xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, Hà Tây (nay là Hà Nội).

Thăm lại nơi ghi dấu ấn chiến thắng B.52 trên địa bàn Thủ đô - Ảnh 11.

Chiến công của Tiểu đoàn 77 bắn rơi chiếc máy bay B-52 thứ hai trên bầu trời Hà Nội đã mở ra cách đánh sáng tạo của Bộ đội Tên lửa Việt Nam.

Thăm lại nơi ghi dấu ấn chiến thắng B.52 trên địa bàn Thủ đô - Ảnh 12.

Nằm trên phố Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, nơi 50 năm trước là trận địa súng máy phòng không Vân Đồn. Đài chiến thắng Vân Đồn cao khoảng 3m, rộng khoảng 6m, trên đắp nổi phù điêu về các chiến sỹ phòng không đang trong tư thế chiến đấu. Nơi đây vào 20h18', ngày 22.12.1972, liên đội tự vệ Hoàn Kiếm - Hai Bà Trưng (Hà Nội) đã bắn rơi một máy bay F111 A cánh cụp, cánh xòe của Mỹ bằng 19 viên đạn súng máy phòng không 14,5mm. Máy bay rơi xuống huyện Lương Sơn, Hòa Bình, hai tên giặc lái bị quân và dân ta bắt sống. Đây là một trận đánh tiêu biểu đạt hiệu suất chiến đấu cao của lực lượng vũ trang Thủ đô, góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ trên không.

Thăm lại nơi ghi dấu ấn chiến thắng B.52 trên địa bàn Thủ đô - Ảnh 13.

Hồ Hữu Tiệp nằm trong làng Ngọc Hà, quận Ba Đình (Hà Nội). Nơi đây đã ghi dấu tích chiến công xuất sắc của quân và dân Thủ đô trong chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không” tháng 12/1972, khi bắn rơi tại chỗ máy bay B-52.

Thăm lại nơi ghi dấu ấn chiến thắng B.52 trên địa bàn Thủ đô - Ảnh 14.

Đơn vị bắn chiếc B-52 rơi xuống làng hoa Ngọc Hà là Tiểu đoàn 72, Trung đoàn 285 thuộc Đoàn Phòng không Hải Phòng

Thăm lại nơi ghi dấu ấn chiến thắng B.52 trên địa bàn Thủ đô - Ảnh 15.

Sau khi bị tên lửa bắn trúng, chiếc B-52 đã nổ tung thành nhiều mảnh rơi xuống làng hoa Ngọc Hà. Phần lớn thân và cánh máy bay rơi xuống hồ Hữu Tiệp.

Thăm lại nơi ghi dấu ấn chiến thắng B.52 trên địa bàn Thủ đô - Ảnh 16.

Nơi máy bay B-52 bị bắn rơi 50 năm về trước trên địa bàn xã Định Công, huyện Thanh Trì nay thuộc tổ 16a, phố Định Công, phường Định Công, quận Hoàng Mai. T

Thăm lại nơi ghi dấu ấn chiến thắng B.52 trên địa bàn Thủ đô - Ảnh 17.

Trên tấm bia được ghi đầy đủ dòng chữ: "Hồi 22 giờ 29 phút ngày 26.12.1972 Tiểu đoàn 78, Trung đoàn 257, Sư đoàn 361 bảo vệ Thủ đô đã bắn rơi tại chỗ B-52 của Mỹ xâm phạm Thủ đô. Xác máy bay rơi xuống nơi đây- cánh đồng thôn Hạ, xã Định Công, Thanh Trì. Chiến công này góp phần làm nên "Điện Biên Phủ trên không" quân dân Thủ đô đánh bại cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B-52 của đế quốc Mỹ vào Hà Nội trong 12 ngày từ 18 đến 29.12.1972"…

Thăm lại nơi ghi dấu ấn chiến thắng B.52 trên địa bàn Thủ đô - Ảnh 18.

Trong cuộc chiến đấu oanh liệt 12 ngày đêm, những ký ức đau thương về bom Mỹ đã hủy diệt phố Khâm Thiên, khu Tương Mai, Mai Hương, bệnh viện Bạch Mai... vẫn còn mãi.

Thăm lại nơi ghi dấu ấn chiến thắng B.52 trên địa bàn Thủ đô - Ảnh 19.

Ngược dòng lịch sử về 50 năm trước, khi Hà Nội oằn mình trước những trận không kích và rải bom B-52 của không quân Mỹ, Bệnh viện Bạch Mai là một trong hai cứ điểm phòng không của Hà Nội. Bên cạnh nhiệm vụ chính là chăm sóc sức khỏe nhân dân, cứu chữa những chiến sĩ bị thương khi chiến đấu, các cán bộ y tế của bệnh viện còn góp sức mình trong công cuộc chiến đấu bảo vệ Thủ đô. Đỉnh điểm là năm 1972, Bệnh viện Bạch Mai đã chịu 4 trận ném bom, oanh kích của không quân Mỹ vào bệnh viện. Nhưng bi thương và nặng nề nhất là trận ném bom B-52 ngày 22.12.1972.

Thăm lại nơi ghi dấu ấn chiến thắng B.52 trên địa bàn Thủ đô - Ảnh 20.

28 nhân viên của bệnh viện đã ngã xuống trong ngày định mệnh đó. Tượng đài tưởng niệm tưởng nhớ 28 nhân viên y tế hy sinh đã được lập lên ngay tại khu nhà bị sập.

Thăm lại nơi ghi dấu ấn chiến thắng B.52 trên địa bàn Thủ đô - Ảnh 21.

Hàng năm, cứ đến dịp lễ lớn, lễ kỷ niệm các ngày trọng đại... các thế hệ hậu bối lại đến thắp hương tưởng nhớ.

Thăm lại nơi ghi dấu ấn chiến thắng B.52 trên địa bàn Thủ đô - Ảnh 22.

Đêm ngày 26.12.1972, máy bay B-52 đã ném bom xuống phố Khâm Thiên, con phố đông đúc của trung tâm Hà Nội lúc thời bấy giờ.

Thăm lại nơi ghi dấu ấn chiến thắng B.52 trên địa bàn Thủ đô - Ảnh 23.

Trận bom đã làm 287 người thiệt mạng, 290 người bị thương. Hơn 500 căn nhà bị phá hủy hoàn toàn, 1.200 căn nhà khác đã bị hư hại. Khắp khu phố Khâm Thiên là những hố bom, với lổn nhổn gạch, đất...

Thăm lại nơi ghi dấu ấn chiến thắng B.52 trên địa bàn Thủ đô - Ảnh 24.

Mỗi năm, vào ngày 26.12, cả phố Khâm Thiên làm ngày giỗ chung cho 287 người đã mất bởi trận rải bom tàn ác của đế quốc Mỹ. Đã 50 năm trôi qua, nỗi đau Khâm Thiên vẫn nhức nhối trong lòng những người đang sống. Nằm giữa con phố là Đài Tưởng niệm Khâm Thiên, để tưởng nhớ 287 người có chung ngày giỗ 26.12.1972. Mảnh đất xây khu tưởng niệm chính là nền đất của 3 căn nhà liền nhau số 47, 49, 51 Khâm Thiên bị bom đánh sập cướp đi sinh mạng của nhiều người.

Thăm lại nơi ghi dấu ấn chiến thắng B.52 trên địa bàn Thủ đô - Ảnh 25.

Thăm lại nơi ghi dấu ấn chiến thắng B.52 trên địa bàn Thủ đô - Ảnh 26.

50 năm sau Chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không", Hà Nội đã và đang không ngừng đổi thay, phát triển. Những khu phố, nhà ga, bệnh viện, trường học từng bị ném bom tàn phá năm xưa giờ đã mọc lên những công trình khang trang, hiện đại. Giữa phố phường nhộn nhịp, những đài tưởng niệm B-52 hiện lên như một khoảng lặng tôn nghiêm, nhắc nhở chúng ta về một giai đoạn không quên của lịch sử.

NỔI BẬT TRANG CHỦ