Ảnh minh họa.
(Tổ Quốc) - Dữ liệu về hoạt động sản xuất công nghiệp của Trung Quốc tiếp tục suy giảm đã gây áp lực giảm giá lên nhiều mặt hàng, từ dầu đến kim loại công nghiệp, cao su…
Dầu giảm do lo ngại về nhu cầu
Giá dầu giảm trong phiên 31/8 do lo ngại kinh tế toàn cầu sẽ giảm tốc hơn nữa do những biện pháp hạn chế mới chống COVID-19 ở Trung Quốc.
Giá dầu Brent kỳ hạn tháng 10 kết thúc phiên này ở mức 96,49 USD, giảm 2,82 USD/thùng, tương đương 2,8%, so với phiên liền trước. Hợp đồng dầu Brent kỳ hạn tháng 11 – giao dịch nhiều hơn – giảm 2,20 USD xuống 95,64 USD/thùng. Giá dầu Tây Texas Mỹ (WTI) giảm 2,09 USD, tương đương 2,3%, ở mức 89,55 USD/thùng.
Ủy ban kỹ thuật hỗn hợp của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, có tên gọi là OPEC +, cho biết họ hiện dự báo thị trường thế giới năm nay sẽ dư thừa 400.000 thùng/ngày, tăng 100.000 thùng/ngày so với dự báo một tháng trước đó.
Hoạt động của các nhà máy ở Trung Quốc trong tháng 8 tiếp tục giảm do sự lây lan của dịch COVID kết hợp với đợt nắng nóng tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ và lĩnh vực bất động sản bị ảnh hưởng nặng nề lên sản xuất, cho thấy nền kinh tế sẽ phải vật lộn để duy trì động lực.
Vàng giảm
Giá vàng giao ngay kết thúc phiên giảm 0,6% xuống 1.712,56 USD/ounce; vàng kỳ hạn tháng 12 phiên này cũng giảm 0,6% ở mức 1.726,2 USD.
Tính chung trong tháng 8, giá vàng giao ngay đã giảm khoảng 3% và là tháng giảm thứ 5 liên tiếp, chuỗi giảm dài nhất kể từ 2018 do áp lực từ các đợt tăng lãi suất mạnh mẽ của các ngân hàng trung ương trên thế giới
Edward Moya, nhà phân tích cấp cao của OANDA, cho biết ngày càng chắc chắn rằng các ngân hàng trung ương sẽ mạnh tay với việc thắt chặt tiền tệ do áp lực lạm phát chưa từng có, điều này không tốt cho vàng.
Đồng và nhôm giảm
Giá đồng chịu áp lực giảm trong phiên 31/8 do USD mạnh lên và lo ngại về nhu cầu tại nước tiêu thụ hàng đầu thế giới – Trung Quốc – sau các dữ liệu cho thấy hoạt động trì trệ tại các nhà máy nước này.
Giá đồng kỳ hạn giao sau 3 tháng trên Sàn giao dịch kim loại London giảm 0,4% xuống 7.829 USD/tấn, kéo dài mức giảm lên 6% kể từ thứ Sáu (26/8) khi giá chạm mức cao nhất trong hai tháng, là 8.318 USD/tấn.
Giá nhôm phiên này cũng giảm xuống mức thấp nhất trong 6 tuần, là 2.339 USD/tấn, do kỳ vọng nguồn cung tăng từ Trung Quốc sau khi tỉnh Tứ Xuyên nối lại cung cấp điện cho các cơ sở công nghiệp. Giá nhôm kết thúc phiên 31/8 giảm 0,9% xuống 2.370 USD.
Tuy nhiên, các nhà giao dịch cho rằng cuộc khủng hoảng điện ở châu Âu có thể dẫn đến việc cắt giảm thêm sản xuất nhôm – kim loại sử dụng nhiều năng lượng – từ đó hỗ trợ cho giá mặt hàng này.
Ngô và đậu tương giảm, lúa mì tăng
Giá ngô Mỹ giảm do hoạt động bán chốt lời vào cuối tháng và gia tăng lo lắng về suy thoái, trong khi đậu tương cũng giảm trong phiên này, riêng lúa mì tăng do hoạt động mua mang tính kỹ thuật và lo ngại về việc xuất khẩu lúa mì của Ukraine bị ảnh hưởng bởi chiến tranh khi các kho chữa ngũ cốc ở cảng lớn thứ 2 của nước này mới đây bị pháo kích.
Giá ngô kỳ hạn tháng 12 trên sàn Chicago giảm 6-3/4 cent xuống mức 6,70-1/2 USD/bushel; đậu tương kỳ hạn tháng 11 giảm 10 cent xuống ở mức 14,22-1/2 USD/bushel, trong khi CBOT lúa mỳ kỳ hạn tháng 12 tăng 11-1/4 cent ở mức 8,31-1/2 USD/bushel.
Cà phê biến động nhẹ
Giá cà phê arabica kỳ hạn tháng 12 ít thay đổi, chỉ tăng 0,05% lên 2,3525 USD/lb trong phiên vừa qua.
Thị trường tiếp tục theo dõi chặt chẽ triển vọng thời tiết tại các vùng trồng cà phê ở Brazil trong bối cảnh lo ngại có thể không đủ độ ẩm để duy trì sự phát triển của chồi và quả cà phê sau khi ra hoa sớm.
Cà phê robusta giao tháng 11 giảm 11 USD, tương đương 0,5%, xuống 2.250 USD/tấn,
Đường biến động trái chiều
Giá đường thô kỳ hạn giao tháng 10 trên sàn New York giảm 0,21 cent, tương đương 1,2% xuống 17,89 cent/lb do triển vọng kinh tế toàn cầu ảm đạm gây áp lực lên giá.
Giá đường trắng kỳ hạn tháng 10 tăng 2,30 USD, tương đương 0,4%, lên 550,80 USD/tấn và tăng 4,48% trong tháng 8.
Cao su giảm
Giá cao su trên thị trường Nhật Bản giảm theo xu hướng giá ở Thượng hải sau dữ liệu cho thấy hoạt động của các nhà máy ở Trung Quốc yếu đi.
Hợp đồng cao su giao tháng 2 tại Sở giao dịch Osaka giảm 0,3 yên, tương đương 0,1%, xuống 226,1 yên (1,63 USD)/kg. Hợp đồng cao su giao tháng 1 trên sàn giao dịch kỳ hạn Thượng Hải giảm 105 nhân dân tệ xuống 12.565 nhân dân tệ (1.822 USD)/tấn.
Tâm lý nhà đầu tư bị ảnh hưởng bởi những dấu hiệu suy yếu mới tại nước nhập khẩu cao su hàng đầu thế giới - Trung Quốc – khi dịch COVID-19 bùng phát trở lại và các đợt nắng nóng làm gián đoạn hoạt động sản xuất ở một số tỉnh, trong bối cảnh nước này đang chịu khủng hoảng bất động sản.
Bông tăng
Giá bông tăng trong phiên 31/8 do lo ngại về nguồn cung. Hợp đồng giao dịch tháng 12 trên sàn New York phiên này tăng 1,52 cent, tương đương 1,4%, lên 113,84 cent/lb. Tính chung trong tháng 8, giá tăng hơn 17%, mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 1/2021.
"Tình hình nguồn cung hiện đang rất khan hiếm trên toàn cầu, không chỉ ở nước Mỹ và có vẻ như chúng ta không có nhiều cơ hội để cải thiện vào thời điểm này cho mùa vụ", Bailey Thomen, nhân viên quản lý rủi ro mặt hàng bông của Tập đoàn StoneX cho biết.
Các ước tính ban đầu cho thấy khoảng 45% sản lượng bông có thể đã bị cuốn trôi do lũ lụt gần đây ở nước xuất khẩu chủ chốt - Pakistan, Bộ trưởng Kế hoạch của nước này cho biết.
Quặng sắt giảm
Giá quặng sắt Trung Quốc giảm sau khi một cuộc khảo sát cho thấy hoạt động tại các nhà máy Trung Quốc chậm lại gây lo ngại về sự phục hồi kinh tế ở nhà sản xuất và tiêu thụ thép hàng đầu thế giới này.
Hợp đồng quặng sắt được giao dịch nhiều nhất trên Sàn giao dịch Hàng hóa Đại Liên (Trung Quốc), giao tháng 1/2023, giảm phiên thứ 3 liên tiếp khi mất 1,7%, xuống mức 685 nhân dân tệ (99,35 USD)/tấn.
Trên Sàn giao dịch Singapore, hợp đồng giao tháng 10 cũng giảm lúc đầu phiên nhưng đảo chiều tăng vào cuối phiên, kết thúc ở mức tăng 1% lên 98,30 USD/tấn.
Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng 1/9: