• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Thị trường ngày 28/2: Giá hàng hoá đồng loạt giảm mạnh, dầu thấp nhất hơn 1 năm

Kinh tế 28/02/2020 08:29

(Tổ Quốc) - Kể từ khi dịch bệnh bùng phát, số ca nhiễm virus corona mới ngoài Trung Quốc – lần đầu tiên – vượt ở Trung Quốc và có thể trở thành đại dịch, bao trùm thị trường hàng hóa toàn cầu, kéo 1 loạt hàng hóa giảm mạnh.

Chốt phiên giao dịch ngày 27/2, dầu vẫn thấp nhất hơn 1 năm, khí tự nhiên thấp nhất 4 năm, vàng rời khỏi mức cao nhất 7 năm, bạch kim thấp nhất 2 tháng, đồng vẫn thấp nhất 3 tuần, nhôm thấp nhất hơn 3 năm, lúa mì thấp nhất 2,5 tháng và đậu tương thấp nhất 9 tháng.

Dầu vẫn thấp nhất hơn 1 năm

Giá dầu giảm phiên thứ 5 liên tiếp xuống mức thấp nhất hơn 1 năm do các trường hợp nhiễm virus corona mới ngoài Trung Quốc tăng, làm dấy lên mối lo ngại 1 đại dịch có thể khiến nền kinh tế toàn cầu chậm lại và xói mòn nhu cầu dầu thô.

Chốt phiên giao dịch ngày 27/2, dầu thô Brent giảm 1,25 USD tương đương 2,3% xuống 52,18 USD/thùng, trong phiên có lúc chạm 50,97 USD/thùng - thấp nhất kể từ tháng 12/2018. Dầu thô Tây Texas WTI giảm 1,64 USD tương đương 3,4% xuống 47,09 USD/thùng, sau khi chạm mức thấp nhất kể từ tháng 1/2019.

Lần đầu tiên, kể từ khi dịch bệnh bùng phát số ca nhiễm mới ngoài Trung Quốc vượt các trường hợp nhiễm mới ở Trung Quốc. Do vậy, các nhà đầu tư dự kiến dư cung dầu thô sẽ kéo dài, khi nhu cầu bị ảnh hưởng bởi virus corona lây lan sang các thị trường kinh tế lớn bao gồm Hàn Quốc, Nhật Bản và Italia.

Trong khi đó, thị trường dầu thô đang dõi theo Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh bao gồm Nga, được gọi là OPEC+ họp tại Vienna vào ngày 5-6/3/2020 sẽ cắt giảm sâu sản lượng. Nhóm hiện tại đang cắt giảm 1,2 triệu thùng/ngày để hỗ trợ giá.

Công ty tư vấn sự kiện năng lượng toàn cầu dự báo nhu cầu dầu sẽ tăng 60.000 thùng/ngày trong năm 2020, một mức độ được gọi là "thực tế bằng 0" do virus bùng phát.

Đồng thời, giá xăng tại Mỹ giảm 5,5% xuống 1,3742 USD/gallon, thấp nhất kể từ cuối tháng 1/2019. Giá dầu sưởi giảm 0,7% xuống 1,4892 USD/gallon, sau khi chạm mức thấp nhất kể từ tháng 7/2017.

Khí tự nhiên thấp nhất gần 4 năm

Giá khí tự nhiên tại Mỹ giảm hơn 4% xuống mức thấp nhất gần 4 năm, do dự báo thời tiết trong 2 tuần tới ôn hòa hơn và theo xu hướng giá dầu thô giảm xuống mức thấp nhất hơn 1 năm.

Giá khí tự nhiên kỳ hạn tháng 4/2020 trên sàn New York giảm 8,5 US cent tương đương 4,6% xuống 1,752 USD/mmBTU, thấp nhất kể từ tháng 3/2016.

Tính đến nay giá khí tự nhiên giảm 40% kể từ mức cao nhất 8 tháng (2,905 USD/mmBTU) trong đầu tháng 11/2019.

Vàng rời khỏi mức cao nhất 7 năm, palađi đạt mức cao đỉnh điểm, bạch kim thấp nhất 2 tháng

Giá vàng giảm do các nhà đầu tư bán ra chốt lời sau khi giá tăng hơn 1% trong đầu phiên giao dịch, do lo ngại về virus corona bùng phát có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu.

Vàng giao ngay trên sàn LBMA tăng 0,4% lên 1.645,59 USD/ounce, giá vàng giảm từ mức cao nhất 7 năm (1.688,66 USD/ounce) trong ngày 24/2/2020. Vàng kỳ hạn tháng 4/2020 trên sàn New York thay đổi nhẹ ở mức 1.642,5 USD/ounce.

Nhà phân tích thị trường cao cấp thuộc công ty môi giới OANDA cho biết: "Giá vàng sẽ hướng tới mốc 1.700 USD/ounce trong vài tuần tới khi sự bùng phát virus corona trở nên tồi tệ hơn".

Trong khi đó, giá palađi tăng 1,4% lên 2.828,61 USD/ounce, trong đầu phiên giao dịch đạt mức cao đỉnh điểm 2.847,5 USD/ounce. Nornickel – nhà sản xuất palađi lớn nhất thế giới – dự kiến thị trường palađi năm 2020 sẽ thiếu hụt 0,9 triệu ounce.

Giá bạch kim giảm 0,8% xuống 903,26 USD/ounce, sau khi chạm mức thấp nhất kể từ tháng 12/2019.

Đồng vẫn thấp nhất 3 tuần, nhôm thấp nhất hơn 3 năm

Giá đồng giảm xuống mức thấp nhất 3 tuần do lo ngại virus corona lây lan ngoài Trung Quốc, đe dọa tăng trưởng kinh tế toàn cầu và nhu cầu kim loại công nghiệp.

Giá đồng trên sàn London giảm 1% xuống 5.616 USD/tấn, trong đầu phiên giao dịch giá đồng chạm 5.574,5 USD/tấn, thấp nhất kể từ ngày 4/2/2020. Tính đến nay giá đồng giảm hơn 10% kể từ giữa tháng 1/2020.

Ngoài ra, giá đồng chịu áp lực giảm bởi dự trữ đồng tại Thượng Hải đạt mức cao nhất gần 2 năm (298.619 tấn) vào cuối tuần trước và dự trữ đồng tại London đạt 220.000 tấn, cao nhất 3 tháng.

Đồng thời, giá nhôm trên sàn London giảm 0,4% xuống 1.690 USD/tấn, trong phiên có lúc chạm 1.682,5 USD/tấn, thấp nhất kể từ tháng 1/2017.

Quặng sắt và thép đều giảm

Giá quặng sắt tại Đại Liên và Singapore giảm do tồn trữ thép tại Trung Quốc tăng mạnh, trong bối cảnh nhu cầu suy yếu làm gia tăng mối lo ngại các nhà máy thép sẽ duy trì hoạt động mua quặng sắt ở mức tối thiểu trong 1 thời gian.

Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 5/2020 trên sàn Đại Liên giảm phiên thứ 3 liên tiếp, giảm 3,6% xuống 633 CNY (90,26 USD)/tấn, do tồn trữ thép tại Trung Quốc kể từ đầu năm tăng 173% lên 21,6 triệu tấn. Dự trữ thép tăng do sản lượng thép của nước này trong tháng 1/2020 tăng 7,2% so với tháng 1/2019, trong khi nhu cầu thép thương mại giảm do nghỉ Tết Nguyên đán và các hạn chế mà Trung Quốc áp đặt nhằm chống lại virus corona bùng phát. Đồng thời, giá quặng sắt tại Singapore giảm 2,3% xuống 83,91 USD/tấn.

Trên sàn Thượng Hải, giá thép cây giảm 1,3%, thép cuộn cán nóng giảm 0,9% và thép không gỉ giảm 0,8%.

Cao su tiếp đà giảm

Giá cao su tại Tokyo giảm do lo ngại virus corona bùng phát thành đại dịch, sau khi các trường hợp nhiễm virus mới ngoài Trung Quốc – lần đầu tiên – vượt các ca nhiễm mới tại nước này.

Giá cao su kỳ hạn tháng 8/2020 trên sàn TOCOM giảm 2,5 JPY xuống 180,4 JPY (1,64 USD)/kg.

Đồng thời giá cao su kỳ hạn tháng 5/2020 trên sàn Thượng Hải giảm 180 CNY xuống 11.235 CNY (1.603 USD)/tấn.

Cà phê tăng tại Việt Nam, Indonesia và New York, không thay đổi tại London

Giá cà phê tại Việt Nam tăng cao do nguồn cung khan hiếm, trong khi hoạt động giao dịch tại Indonesia vẫn trầm lắng.

Giá cà phê robusta xuất khẩu của Việt Nam (loại 2, 5% đen&vỡ) được chào giá cộng 130 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 5/2020 trên sàn London, tăng so với mức cộng 125 USD/tấn cách đây 1 tuần. Tại thị trường nội địa, cà phê nhân xô được bán với giá 32.000 đồng (1,38 USD)/kg, tăng so với 31.500 đ/kg hồi tuần trước.

Xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 2/2020 ước đạt 150.000 tấn, tăng nhẹ so với 145.000 tấn tháng trước đó. Tuy nhiên, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sẽ giảm trong 2 tháng tới do nguồn cung khan hiếm.

Tại Indonesia, giá cà phê robusta loại 4 (80 hạt lỗi) chào bán ở mức cộng 350 USD/tấn so với hợp đồng kỳ hạn tháng 5/2020 trên sàn London, giảm so với mức cộng 340-400 USD/tấn cách đây 1 tuần.

Tại New York, giá cà phê Arabica kỳ hạn tháng 5/2020 tăng 0,8 US cent tương đương 0,7% lên 1,114 USD/lb.

Tại London, giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 5/2020 không thay đổi ở mức 1.295 USD/tấn.

Đường thấp nhất gần 1 tháng

Giá đường giảm xuống mức thấp nhất gần 1 tháng do các trường hợp nhiễm virus corona mới ngoài Trung Quốc tăng có thể thành đại dịch, điều này đã làm chậm nền kinh tế toàn cầu.

Giá đường thô kỳ hạn tháng 3/2020 trên sàn ICE giảm 0,6 US cent tương đương 3,8% xuống 14,23 US cent/lb, thấp nhất gần 1 tháng. Giá đường trắng giao cùng kỳ hạn trên sàn London giảm 9,3 USD tương đương 2,3% xuống 396,5 USD/tấn, thấp nhất kể từ tháng 1/2020 (396,5 USD/tấn).

Lúa mì thấp nhất 2,5 tháng, đậu tương thấp nhất 9 tháng, ngô giảm

Giá ngô tại Mỹ giảm và giá lúa mì giảm xuống mức thấp nhất 2,5 tháng, theo xu hướng thị trường chứng khoán và năng lượng giảm, trong bối cảnh các nhà đầu tư lo ngại virus corona bùng phát trở thành đại dịch.

Trên sàn Chicago, giá ngô kỳ hạn tháng 5/2020 giảm 6-1/2 US cent xuống 3,68 USD/bushel. Giá lúa mì giao cùng kỳ hạn giảm 8-1/4 US cent xuống 5,27-1/2 USD/bushel, thấp nhất kể từ ngày 12/12/2019. Giá đậu tương kỳ hạn tháng 5/2020 tăng 3 US cent lên 8,95 USD/bushel, trong đầu phiên giao dịch chạm 8,78-1/4 USD/bushel, thấp nhất kể từ ngày 23/5/2019.

Giá đậu tương giảm xuống mức thấp nhất 9 tháng song cuối phiên hồi phục trở lại, trong khi giá khô đậu tương tăng do kỳ vọng Argentina sẽ tăng thuế xuất khẩu nông sản, điều này có thể thúc đẩy nhu cầu đối với đậu tương Mỹ. Tuy nhiên, triển vọng vụ thu hoạch đậu tương Brazil trong vài tuần tới đạt mức cao kỷ lục đã hạn chế đà tăng giá đậu tương.

Đồng real Brazil – nước xuất khẩu đậu tương hàng đầu thế giới – suy giảm và đồng RUB Nga – nước cung cấp lúa mì hàng đầu thế giới – giảm đã gây áp lực thị trường, vì khi các đồng tiền này suy yếu có thể khiến xuất khẩu nông sản của Mỹ khó cạnh tranh hơn trên thị trường toàn cầu.

Gạo Việt Nam rời khỏi mức cao nhất 1 năm, tăng tại Thái Lan, giảm tại Ấn Độ

Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam giảm từ mức cao nhất hơn 1 năm do lo ngại về nhu cầu từ Philippines giảm, trong khi giá gạo Ấn Độ giảm bởi hoạt động mua vào suy giảm.

Đối với loại 5% tấm, gạo Việt Nam giảm xuống 365-375 USD/tấn so với 380 USD/tấn - cao nhất kể từ tháng 12/2018. Trong khi đó, gạo Thái Lan tăng lên 430-452 USD/tấn so với mức 430-445 USD/tấn do thời tiết khô. Gạo Ấn Độ giảm xuống 369-373 USD/tấn, so với mức 371-376 USD/tấn tuần trước đó, do nhu cầu từ các khách hàng khu vực châu Phi và châu Á giảm.

Dầu cọ tiếp đà tăng

Giá dầu cọ tại Malaysia tăng do hoạt động đẩy mạnh mua vào sau 3 phiên giảm liên tiếp, song mức tăng bị hạn chế bởi lo ngại nhu cầu dầu thực vật suy giảm do virus corona lây lan mạnh ngoài Trung Quốc.

Giá dầu cọ kỳ hạn tháng 5/2020 trên sàn Bursa Malaysia tăng 9 ringgit tương đương 0,37% lên 2.428 ringgit (573,32 USD)/tấn.

Tuy nhiên, tính từ đầu tuần đến nay giá dầu cọ giảm 7,4% do xuất khẩu giảm bởi hoạt động mua vào của Trung Quốc – nước nhập khẩu dầu cọ lớn thứ 2 thế giới – giảm, trong bối cảnh virus corona bùng phát.

Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng ngày 28/2

Thị trường ngày 28/2: Giá hàng hoá đồng loạt giảm mạnh, dầu thấp nhất hơn 1 năm - Ảnh 1.

Minh Quân - Nhịp Sống Kinh Tế

NỔI BẬT TRANG CHỦ