• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Thiếu hụt lao động giải quyết hàng triệu việc làm: Thế giới đón đầu xu hướng kinh tế mới

Thế giới 30/06/2021 15:47

(Tổ Quốc) - Nền kinh tế thế giới đang từng bước phục hồi sau khủng hoảng y tế công cộng kéo dài. Dù vậy, mọi thứ đã thay đổi so với trước khi dịch bệnh xuất hiện.

Theo hãng CNN, P.D. Hook - một trang trại giống ở Vương quốc Anh đang thiếu hụt khoảng 40 công nhân nông trại và phải tăng cường các cuộc tuyển dụng nhằm tìm kiếm nhân công làm việc, đảm bảo năng suất tiêu thụ ra thị trường. Cùng thời điểm này, trang trại cũng đang thiếu hụt lái xe tải đảm bảo quá trình chung chuyển nông sản đến các nhà máy để chế biến và đóng gói. Đội ngũ công nhân chế biến cũng đang thiếu hụt sau thời gian dài dịch bệnh.

Thiếu hụt lao động giải quyết hàng triệu việc làm: Thế giới đón đầu xu hướng kinh tế mới - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. Nguồn: CNN

Không chỉ riêng P.D.Hook mà nhiều trang trại, công ty khác của Anh cũng gặp tình trạng tương tự. Trên khắp thế giới, các hãng hàng không, nhà hàng và khách sạn đều thiếu nhân lực làm việc sau chuỗi ngày ngưng trệ vì đại dịch. Ngay cả các nhà hàng hạng sang như Michelin hay các ngân hàng ở Phố Wall cũng đối mặt với tình trạng thiếu hụt nhân lực.

Tại Mỹ, các nghị sỹ Đảng Cộng hòa cho rằng biện pháp tăng cường trợ cấp thất nghiệp cho người dân chính là nguyên nhân của vấn đề nêu trên. Trong khi đó, một số nhà kinh tế đã đề xuất hướng giải quyết cho tình trạng thiếu hụt lao động là trả lương cao hơn. Tại Vương quốc Anh, các nhóm vận động hành lang đang đề xuất Thủ tướng Anh Boris Johnson điều chỉnh các quy định về nhập cư hậu Brexit để người châu Âu có thể lấp đầy chỗ trống thiếu hụt việc làm. Chính phủ Singapore và Australia cũng đang chịu áp lực đối với việc nới lỏng hạn chế nhằm thu hút lao động nhập cư quay trở lại.

Giới quan sát nhận định, đại dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới các nền kinh tế toàn cầu khiến hàng chục triệu người mất việc làm và nhiều người khác phải di dời... sẽ khiến thị trường việc làm không thể trở lại như cũ. 

Nền kinh tế thế giới đang từng bước phục hồi sau khủng hoảng y tế công cộng kéo dài. Dù vậy, mọi thứ đã thay đổi so với trước khi dịch bệnh xuất hiện. Một số lao động đã phải từ bỏ việc làm tại một số ngành công nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh và tìm đến công việc khác ít bị ảnh hưởng hơn nhằm đáp ứng cân bằng giữa làm việc và sinh hoạt. Mỹ ghi nhận con số kỷ lục gồm 4 triệu người mất việc làm vào tháng Tư năm nay, trong đó có khoảng 649.000 lao động trong lĩnh vực bán lẻ. 

"Đây là thời điểm thay đổi cơ cấu cho nền kinh tế", ông  Erica Groshen – nhân viên của Cục Thống kê lao động Mỹ cho biết.

Thách thức lớn

Trên khắp thế giới, các doanh nghiệp đều có mối quan tâm về nhu cầu lao động. Rất nhiều công ty đang cần công nhân và không thể nhanh chóng tuyển dụng, đặc biệt là trong bối cảnh hiện tại.

Theo Adzuna – một công cụ tìm kiếm việc làm, Mỹ đã báo cáo kỷ lục tăng 9,3 triệu việc làm vào tháng Tư trong khi Vương quốc Anh đã chứng kiến mức tăng lên tới 45% các vị trí tuyển dụng vào cuối tháng Ba và giữa tháng Sáu.

Nhóm nghiên cứu IHS Markit cũng báo cáo các công ty thuộc liên minh châu Âu đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nhân sự trong bối cảnh hoạt động kinh doanh phát triển với tốc độ nhanh nhất trong 15 năm qua.

"Chắc chắn đang có sự thiếu hụt người tìm việc. Các công ty tuyển dụng người lao động đăng tải liên tục", ông Andrew Hunter -  người đồng sáng lập của Adzuna nhấn mạnh.

Ngành công nghiệp khách sạn cũng đang đối mặt với ảnh hưởng nghiêm trọng vì dịch bệnh. Ông Jack Kennedy, nhà kinh tế học Vương quốc Anh cho rằng các vị trí tuyển dụng trong lĩnh vực thực phẩm và dịch vụ đã tăng mạnh vào giữa cuối tháng Hai và đầu tháng Sáu. Vì vậy, không thể tuyển dụng kịp số lượng ứng viên. 

Thiếu hụt lao động giải quyết hàng triệu việc làm: Thế giới đón đầu xu hướng kinh tế mới - Ảnh 2.

Một công nhân nhập cư làm việc tại công trường xây dựng ở Singapore

Giới kinh tế nhận định đây là thách thức lớn. Dịch bệnh không chỉ ảnh hưởng đến các nhà hàng, quán cà phê... mà còn liên quan đến các ngành vận tải, nhà máy chế biến và công trình xây dựng trên khắp thế giới.

Bằng cách nào để khuyến khích người dân trở lại làm việc và công việc nào đáp ứng mong  muốn của họ là các vấn đề cần thiết nhất lúc này để có thể giải quyết việc thiếu hụt nhân lực.

Tương tự với diễn biến trong năm 2020, việc thiếu hụt nhân lực đã khiến nhiều công ty buộc phải tăng lương. Tổ chức Nhân đạo về Kinh tế Di cư ở Singapore cho biết, lao động nhập cư thường không được trả lương cao và phải làm việc từ 14-16 giờ mỗi ngày. Một số quốc gia như Mỹ có nhu cầu lao động tăng cao lại là cơ hội cho người lao động có thể thương lượng với người quản lý về việc tăng lương, phúc lợi ...

Ông Joe Doiron, Giám đốc phát triển lao động tại Văn phòng New Hampshire nhấn mạnh: "Thời điểm này đang dành những người tìm việc làm. Rất nhiều các ưu đãi mà công ty tư nhân đang hỗ trợ và đảm bảo giờ làm việc linh hoạt".

Tuy nhiên, việc tăng trưởng tiền lương cũng tồn tại rủi ro gây ra lạm phát – vấn đề nổi cộm hiện nay khiến các ngân hàng trung ương trên thế giới luôn theo dõi chặt chẽ./.


Hồng Nhung

NỔI BẬT TRANG CHỦ