• Đường dây nóng

    0901.22.33.66 - toasoan@toquoc.gov.vn

  • Liên hệ quảng cáo

    091.358.6788

Thư viện báo Tiền phong trên đảo Nam Yết

07/03/2007 22:49

Thư viện do Báo Tiền phong tặng cán bộ chiến sỹ (CBCS) quần đảo Trường Sa trên Đảo Nam Yết được đặt trang trọng tại tầng hai, tòa nhà 2 tầng, gần trung tâm đảo, rộng trên 100m2.

Thư viện do Báo Tiền phong tặng cán bộ chiến sỹ (CBCS) quần đảo Trường Sa trên Đảo Nam Yết được đặt trang trọng tại tầng hai, tòa nhà 2 tầng, gần trung tâm đảo, rộng trên 100m2.

Thư viện này do cán bộ, phóng viên, nhân viên báo Tiền phong tặng vào cuối năm 2003, với trên 1.000 đầu sách, nhiều tập báo và các ấn phẩm của Tiền phong.

Năm tháng qua đi, cộng với khí hậu khắc nghiệt ngoài đảo, nhiều tập báo đã cũ nát, có tập mất cả bìa, song vẫn được các CBCS trân trọng giữ gìn và truyền tay nhau đọc (chỉ được mượn đọc tại chỗ), họ coi đây là nguồn tư liệu quý,rất cần cho việc nghiên cứu và sưu tầm mỗi khi có các cuộc thi tìm hiểu về Đảng, Bác Hồ, về truyền thống Quân đội, về Đoàn thanh niên...

Thư viện hiện có 2.301 cuốn thuộc các lĩnh vực: văn học, tiểu thuyết, truyện ngắn, hồi ký, sách về Bác Hồ, về quân đội, tuổi trẻ, khoa học...

Vào mỗi sáng mở cửa, thường có từ 40 - 50 CBCS đến đọc, còn phần lớn họ  mượn mang về nhà (ở đảo các chiến sỹ gọi phân đội chiến đấu là nhà), mỗi tuần, một người chỉ được mượn 2 cuốn.

Ngồi nói chuyện với các chiến sỹ, tôi mới vỡ ra một điều, những người lính trẻ xa quê, nơi đảo xa, nhu cầu học và đọc là rất lớn. Ai cũng muốn sau khi hoàn thành nghĩa vụ trở về sẽ không lạc hậu so với bạn bè. Dẫu biết năm nào các thư viện, tủ sách trên các đảo cũng được quân đội bổ sung, song không nhiều trong khi nhu cầu học và đọc của chiến sỹ lại lớn.

Sau nhiều lần trò chuyện với cán bộ và chiến sỹ, chúng tôi thấy, nếu mỗi Tỉnh, thành Đoàn hay một tổ chức quần chúng nào đó đứng ra tổ chức, kết nghĩa, giúp đỡ các đảo xây dựng môt tủ sách hay một thư viện như cách Báo Tiền phong đã làm năm 2003 thì các đầu sách báo phục vụ nhu cầu đọc của lính đảo sẽ được nâng lên.

Để rồi mai đây trong mỗi chuyến tàu ra đảo, trên tay người chiến sỹ họ sẽ lại có thêm nhiều đầu sách mới, họ thường ví nó như hơi ấm của  đất liền truyền đến, động viên giúp cho họ tăng thêm sức mạnh, để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao và đó chính là cách để Trường Sa sẽ ngày một gần hơn.

(Theo TP)

NỔI BẬT TRANG CHỦ