(Tổ Quốc) - Chiều 24/10, thay mặt Chính phủ, thừa ủy quyền của Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Giao thông, vận tải Nguyễn Văn Thể đã trình bày tờ trình Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế (CHKQT) Long Thành giai đoạn 1.
- 14.05.2019 Hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu khả thi xây Cảng hàng không quốc tế Long Thành
- 20.02.2019 Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu đẩy nhanh nghiên cứu khả thi Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành
- 11.08.2018 Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu đảm bảo tiến độ Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành
- 19.05.2015 Xem xét Nghị quyết về Cảng hàng không quốc tế Long Thành
Theo đó, Chính phủ trình và kiến nghị Quốc hội xem xét, ban hành Nghị quyết thông qua một số nội dung của Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án đầu tư xây dựng CHKQT Long Thành giai đoạn 1 do Chính phủ trình duyệt; chấp thuận hình thức đầu tư CHKQT Long Thành; Điều chỉnh diện tích đất giai đoạn 1 từ 1.165 ha lên khoảng 1.810 ha.
Điều chỉnh 1.050 ha đất dành cho quốc phòng thành 570 ha đất dùng riêng cho quốc phòng và 480 ha đất dùng chung giữa quốc phòng và dân dụng.
Phối cảnh Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Ảnh: Báo Đầu tư
Thảo luận về tờ trình này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho hay, trước đó theo kế hoạch đã dành 8.500ha cho đất quốc phòng nhưng hiện do vì tiết kiệm đất thay vì dành cho đường bay dân dụng riêng nhưng nay sẽ dành tiền để làm đường bay sử dụng chung. Theo đó, quân sự cũng có thể sử dụng dùng để huấn luyện bay quân sự, nếu không sẽ sử dụng cho dân sự.
"Việc này cũng tiết kiệm. Trong trường hợp xảy ra chiến tranh thì mục đích bảo vệ tổ quốc là trên hết"- Chủ tịch Quốc hội nêu.
Về tổng mức đầu tư, hiện nay dự án có tổng mức đầu tư kiến nghị 111.689 tỉ đồng (4,779 tỉ USD) trong đó đã có tổ chức thi tuyển phương án thiết kế kiến trúc nhà ga hành khách, lựa chọn tư vấn và lập báo cáo nghiên cứu khả thi…
Tờ trình kiến nghị giao cho Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đầu tư các công trình trụ sở cơ quan quản lý nhà nước giao, công trình thiết yếu của hàng không, trong đó ACV cần huy động số vốn 4,194 tỉ USD
Hiện tại, ACV đã tích lũy tiền mặt là 25.268 tỉ đồng và giai đoạn 2019 - 2015 dự kiến tích lũy được 12.339 tỉ đồng, do vậy sẽ bố trí được 36.607 tỉ đồng, tương đương 1,566 tỉ USD, số còn lại 2,628 tỉ USD sẽ đi vay.
Thẩm tra tờ trình này, Ủy ban Kinh tế đề nghị rà soát các hạng mục để tránh gây biến động lớn tổng mức đầu tư.
Về phương án huy động vốn của ACV, Ủy ban Kinh tế cho hay, khi báo cáo nghiên cứu khả thi chưa có đánh giá tác động cụ thể của từng loại nguồn vốn mà mới tập trung vào phương án sử dụng vốn của doanh nghiệp nhà nước, trong khi ACV phải đi vay 2,628 tỉ USD. Trong khi ACV cũng đang thực hiện đồng thời thực hiện đầu tư mở rộng Cảng hàng không Tân Sơn Nhất cũng như các cảng hàng không khác trên cả nước.
Ủy ban này đề nghị Chính phủ báo cáo thêm có khả năng cấp bảo lãnh đối với khoản vay này để có cơ sở đánh giá đầy đủ, chính xác tác động đến nợ công./.