(Tổ Quốc) - Tỉnh này từng thăng hạng tới 35 bậc trong bảng xếp hạng năm 2022, sang năm 2023, có quy mô tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) sau 6 tháng cao nhất cả nước.
- 05.07.2023 Tiếp tục cháy giỏ hàng trong lần ra mắt thứ 2, Regal Legend trở thành “điểm nóng” đầu tư 2023
- 05.07.2023 Bảng so sánh này cho thấy Honda City mới tăng giá 10 triệu nhưng có nhiều điểm mới khiến chủ xe đời cũ tiếc đứt ruột
- 05.07.2023 Báo quốc tế đánh giá mô hình tăng trưởng kinh tế bền vững của Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu đầy thách thức
"Ngôi sao" tăng trưởng
Tiếp đà tăng trưởng ấn tượng năm 2022 với mức tăng trưởng 13,94%, đứng đầu vùng đồng bằng sông Cửu Long và vươn lên thứ 4 cả nước (tăng 35 bậc so với năm 2021), sang năm 2023, Hậu Giang tiếp tục là điểm sáng của những đột phá về tăng trưởng kinh tế.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP 6 tháng đầu năm 2023 của tỉnh tiếp tục dẫn đầu khu vực vùng Đồng bằng sông Cửu Long và đứng đầu cả nước.
Ước tính quý II/2023, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) theo giá so sánh đạt 6.836 tỉ đồng, tăng 16,86% so với cùng kỳ, trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 8,94%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 35,28%; khu vực dịch vụ tăng 7,75%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm giảm 3,54%.
Về quy mô nền kinh tế đạt 13.385 tỉ đồng. Cơ cấu trong quy mô nền kinh tế như sau: Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 11,36%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 44,05%; khu vực dịch vụ chiếm 37,29%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 7,30%. Nhìn chung, cơ cấu nền kinh tế quý II/2023 có sự dịch chuyển giữa các khu vực so với cùng kỳ.
Ước tính 6 tháng đầu năm 2023, tổng sản phẩm trên địa bàn (theo giá so sánh 2010) được 14.362 tỉ đồng, đạt 47,88% kế hoạch năm, tăng 14,21% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức tăng 11% của 6 tháng đầu năm 2022.
Với tốc độ tăng trưởng GRDP 6 tháng đầu năm 2023 này, Hậu Giang vươn lên dẫn đầu, tiếp theo là Bắc Giang xếp thứ 2 với mức tăng trưởng 10,94%.
Mức tăng này cho thấy Hậu Giang đang từng bước vươn lên khẳng định mình bằng các chính sách thu hút đầu tư có hiệu quả, góp phần to lớn trong công cuộc phát triển kinh tế địa phương một cách toàn diện.
Theo lãnh đạo tỉnh Hậu Giang, tỉnh đã tập trung bám sát 4 trụ cột quan trọng là công nghiệp - nông nghiệp - đô thị - du lịch để phát triển, tỉnh cũng xác định việc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ trọng tâm.
Lãnh đạo tỉnh Hậu Giang đặt mục tiêu phấn đấu tỉ lệ giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 đạt tối thiếu 95%. Quyết tâm bàn giao 100% mặt bằng dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021- 2025 đoạn qua địa bàn tỉnh. Đồng thời, khẩn trương giải phóng mặt bằng bàn giao thi công tuyến cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng.
Lợi thế bứt phá
Cơ sở hạ tầng giao thông được trú trọng đầu tư, định hướng cởi mở, tập trung giải quyết, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư vào tỉnh đang là những lợi thế cạnh tranh hiếm có tạo động lực để Hậu Giang bứt phá.
Tỉnh này chủ trương tập trung phát triển theo 4 trụ cột trọng tâm gồm công nghiệp, nông nghiệp, đô thị và du lịch. Hậu Giang đề ra mục tiêu hình thành ba trung tâm logistic lớn trên địa bàn đến năm 2025 bao gồm Trung tâm logistics Mekong, Khu trung tâm logistic Hậu Giang và Trung tâm logistics nông sản xuất khẩu Hậu Giang.
Theo thông tin từ Bộ Giao thông vận tải, đoạn cao tốc Cà Mau – Hậu Giang – Cần Thơ trên tuyến cao tốc Bắc Nam với 12 dự án thành phần có tổng vốn đầu tư 147.000 tỷ đồng lộ cơ bản hoàn thành năm 2025.
Theo đó, tuyến Cần Thơ – Hậu Giang có chiều dài 37,65 km và tuyến Cà Mau – Hậu Giang có chiều dài 73,22km với tốc độ thiết kế 100 – 120km. Với thiết kế này, sẽ rút ngắn thời gian di chuyển từ Hậu Giang tới Cần Thơ xuống còn 32 đến 37 phút và thời gian di chuyển từ Hậu Giang đi Cà Mau còn 61 đến 73 phút.
Không chỉ đầu tư hệ thống giao thông liên kết vùng, Hậu Giang cũng đang đẩy mạnh nâng cấp hạ tầng nội tỉnh, tập trung xây dựng khu đô thị trọng tâm gồm Vị Thanh, Ngã Bảy và Long Mỹ. Riêng TP Vị Thanh đang triển khai dự án nâng cấp hạ tầng, kỹ thuật, cảnh quan với tổng kinh phí trên 36 triệu USD, tương đương trên 830 tỷ đồng giai đoạn 2018 - 2023.
Hậu Giang nhờ vậy đang có những kết quả tốt về thu hút đầu tư. Quý I/2023, tỉnh đã thu hút được 348 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 170.435 tỉ đồng. Liên quan công tác đầu tư trực tiếp nước ngoài, Hậu Giang cũng đã mời gọi được 25 dự án với tổng vốn đăng ký lên trên 631 triệu USD…
Tin vui khác nữa được công bố trong tháng 4/2023, đó là chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2022 Hậu Giang tăng 26 bậc, đứng thứ 12 cả nước. Đây được xem là tín hiệu mạnh mẽ về một môi trường thu hút đầu tư ngày càng hấp dẫn của Hậu Giang.