(Tổ Quốc)- Ngày 22/5 tại Quảng Ninh, Cục Việc làm – Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tổ chức Hội thảo về Đề án “Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp” với sự tham gia của đại diện lãnh đạo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và các Trung tâm Dịch vụ Việc làm của 20 tỉnh khu vực Miền Bắc.
- 12.05.2020 Bảo hiểm thất nghiệp: Phao cứu sinh cho người lao động bị mất việc làm
- 08.04.2020 Không được hưởng lợi nhiều từ chính sách gia hạn nộp thuế, Vinatex đề xuất hỗ trợ chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, phí công đoàn
- 07.01.2020 Chính phủ sửa quy định về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
Thực hiện Nghị quyết số 125/NQ-CP ngày 8/10/2018 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 23/5/2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương xây dựng, hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt Đề án "Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp".
Trong hơn 10 năm triển khai, chính sách bảo hiểm thất nghiệp đã sớm đi vào cuộc sống và có hiệu quả, được dư luận xã hội, doanh nghiệp, người lao động tích cực hưởng ứng, tham gia và đánh giá cao. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt được, kết quả thực hiện bảo hiểm thất nghiệp còn bộc lộ một số hạn chế như: chính sách bảo hiểm thất nghiệp chưa thực sự gắn với thị trường lao động, mới tập trung nhiều cho khu vực chính thức, chưa có chính sách phù hợp cho khu vực phi chính thức, còn nặng về giải quyết trợ cấp thất nghiệp, chưa chú ý thỏa đáng đến các giải pháp phòng ngừa theo thông lệ quốc tế. Cơ chế quản lý, cơ chế tài chính và tổ chức bộ máy còn nhiều điểm bất cập.
Theo ông Vũ Trọng Bình, Cục trưởng Cục Việc làm, chính sách bảo hiểm thất nghiệp mới tập trung nhiều cho khu vực chính thức, chưa có chính sách phù hợp cho khu vực phi chính thức, còn nặng về giải quyết trợ cấp thất nghiệp, chưa chú ý thỏa đáng đến các giải pháp phòng ngừa theo thông lệ quốc tế.
Vì vậy, việc xây dựng Đề án "Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp" nhằm góp phần nâng cao năng lực và hiệu quả thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp, đảm bảo việc thực hiện bảo hiểm thất nghiệp thuận lợi, hiệu quả, từ đó chính sách bảo hiểm thất nghiệp thực sự trở thành công cụ quản trị thị trường lao động,
Cục Việc làm đang xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung Luật Việc làm trong có có các nội dung về bảo hiểm thất nghiệp. Bên cạnh đó, là đánh giá lại về năng lực và hiệu quả hoạt động cũng như vai trò của Trung tâm dịch vụ việc làm nhằm nâng cao vị thế, vai trò đối với việc thực hiện bảo hiểm thất nghiệp nói riêng và việc phát triển kinh tế xã hội tại địa phương nói chung./.